Tung Kuang - “Vedan” thứ hai
Điểm xả nước thải của Tung Kuang Hải Dương chỉ cách Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Số 1 hơn 200 m
Ngày 13/4/2010, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đưa cổ phiếu TKU của Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 14/04, vì hoạt động kinh doanh đã có lãi trong năm 2009.
Đến 20h30 tối cùng ngày, một vụ việc vi phạm môi trường nghiêm trọng đã xảy ra tại nhà máy sản xuất khung nhôm định hình của Tung Kuang tại Hải Dương (huyện Cẩm Giàng).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, Cục Cảnh sát môi trường (C36) đã bắt quả tang công nhân Nguyễn Quang Chiến đang vận hành hai máy bơm để xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Điểm cuối đường ống xả nước thải được xác định là sông Ghẽ, trên cùng địa bàn.
“Vedan” thứ hai
Trong hai ngày 14 và 15/4, C36 đã cho đào toàn bộ hệ thống đường ống, được xác định do chi nhánh của Tung Kuang tại Hải Dương lắp đặt với mục đích xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, và phát hiện một đường ống ngầm không nằm trong sơ đồ hệ thống xử lý nước thải.
Đến ngày 16/4, đã xác định hơn 40 m đường ống ngầm chẽ nhánh, không qua hệ thống xử lý mà chạy ngầm sâu dưới đất, được sử dụng để xả trộm nước thải ra môi trường, trong đó có nhiều đoạn sâu gần 3m và nằm dưới những khối bê tông kiên cố.
Sau hai ngày làm việc với cơ quan chức năng, đến nay đại diện Tung Kuang đã thừa nhận hành vi xả nước thải trái phép ra môi trường.
Báo Người lao động dẫn lời Trung tá Lê Quang Đồng, Phó phòng 2 (C36) cho biết, bể chứa thu gom nước thải của Tung Kuang có thể tích khoảng 500 m3, được bơm thường xuyên qua hệ thống đường ống ngầm, thải ra môi trường nhiều hóa chất độc hại như chrome 6 cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép, mangan, sắt... với nồng độ vượt quy định nhiều lần.
Trung tá Võ Quang Tuấn, đồng nghiệp của ông Đồng tại C36 thì nhận định: “Đây là một vụ xả thải ra môi trường có tính chất nghiêm trọng, tương tự như vụ việc Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải”.
Đáng lo ngại là điểm xả nước thải của Tung Kuang Hải Dương chỉ cách Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Số 1 (thuộc Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hải Dương) hơn 200 m. Nhà máy này hiện lấy nước sông Ghẽ xử lý theo công nghệ lắng lọc và đang cấp nước cho khoảng 3.000 hộ tiêu dùng trong khu vực.
Mưu đồ từ khi thiết kế dự án?
Theo phản ảnh của người dân, tình trạng nước thải xả ra sông Ghẽ, khiến đoạn sông tại khu vực cửa thải xuất hiện bọt trắng và làm đục nước sông đã có từ nhiều năm nay, cùng khoảng thời gian nhà máy của Tung Kuang đi vào hoạt động.
Một câu hỏi đặt ra là, với hệ thống ống ngầm sử dụng để xả trộm nước thải nằm sâu hơn đường ống dẫn vào hệ thống xử lý nước thải được lắp đặt năm 2002, phải chăng sự việc lần này là nằm trong toan tính trước đó của Tung Kuang? Và đường ống bí mật này đã được xây dựng ngay từ giai đoạn xây dựng nhà máy?
C36 cũng cho biết, tại thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy hầu như không hoạt động, nước trong các bể xử lý đã cạn, lộ ra những mảng rêu bám trên thành bể.
Vi phạm môi trường của Tung Kuang dường như đã có tính hệ thống, vì đây không phải lần đầu. TTXVN dẫn lời Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hải Dương Vũ Đình Hiền, cho biết, tỉnh Hải Dương trước đó cũng đã yêu cầu Tung Kuang chấm dứt xả nước thải chưa xử lý, nếu không sẽ đình chỉ sản xuất. Nhưng, doanh nghiệp này không chấp hành và tiếp tục xả trộm ra sông Ghẽ.
Cùng với các án phạt hành chính của tỉnh Hải Dương, cuối năm 2007, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã từng xử phạt Tung Kuang hơn 100 triệu đồng vì có hành vi vi phạm môi trường.
Phạt thế nào để khỏi “nhờn thuốc”?
Trở lại với sự việc lần này, theo đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, trước mắt C36 sẽ tiến hành xử phạt hành chính, khi xác định được mức độ nguy hiểm do Tung Kuang gây ra sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
Nhưng với mức xử phạt như hiện nay, dường như Tung Kuang đã “nhờn thuốc”. Và việc chấp nhận phạt có lẽ là cách lựa chọn “rẻ” hơn đối với “Vedan” thứ hai này.
Trên thực tế, môi trường, người dân trong khu vực, và ngân sách nhà nước đang phải chịu “lỗ” để đổi lấy những khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp này.
Do được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chi nhánh Tung Kuang tại Hải Dương có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định là 15%/năm, nhưng miễn thuế 4 năm đến hết 2009, và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2009 của Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang (đã gồm chi nhánh Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai và Công ty Tung Yang) cho biết, lợi nhuận sau thuế năm qua đạt 74,23 tỷ đồng; lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 3.484 đồng (doanh nghiệp này có 21,2 triệu cổ phiếu).
Đến 20h30 tối cùng ngày, một vụ việc vi phạm môi trường nghiêm trọng đã xảy ra tại nhà máy sản xuất khung nhôm định hình của Tung Kuang tại Hải Dương (huyện Cẩm Giàng).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, Cục Cảnh sát môi trường (C36) đã bắt quả tang công nhân Nguyễn Quang Chiến đang vận hành hai máy bơm để xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Điểm cuối đường ống xả nước thải được xác định là sông Ghẽ, trên cùng địa bàn.
“Vedan” thứ hai
Trong hai ngày 14 và 15/4, C36 đã cho đào toàn bộ hệ thống đường ống, được xác định do chi nhánh của Tung Kuang tại Hải Dương lắp đặt với mục đích xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, và phát hiện một đường ống ngầm không nằm trong sơ đồ hệ thống xử lý nước thải.
Đến ngày 16/4, đã xác định hơn 40 m đường ống ngầm chẽ nhánh, không qua hệ thống xử lý mà chạy ngầm sâu dưới đất, được sử dụng để xả trộm nước thải ra môi trường, trong đó có nhiều đoạn sâu gần 3m và nằm dưới những khối bê tông kiên cố.
Sau hai ngày làm việc với cơ quan chức năng, đến nay đại diện Tung Kuang đã thừa nhận hành vi xả nước thải trái phép ra môi trường.
Báo Người lao động dẫn lời Trung tá Lê Quang Đồng, Phó phòng 2 (C36) cho biết, bể chứa thu gom nước thải của Tung Kuang có thể tích khoảng 500 m3, được bơm thường xuyên qua hệ thống đường ống ngầm, thải ra môi trường nhiều hóa chất độc hại như chrome 6 cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép, mangan, sắt... với nồng độ vượt quy định nhiều lần.
Trung tá Võ Quang Tuấn, đồng nghiệp của ông Đồng tại C36 thì nhận định: “Đây là một vụ xả thải ra môi trường có tính chất nghiêm trọng, tương tự như vụ việc Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải”.
Đáng lo ngại là điểm xả nước thải của Tung Kuang Hải Dương chỉ cách Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Số 1 (thuộc Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hải Dương) hơn 200 m. Nhà máy này hiện lấy nước sông Ghẽ xử lý theo công nghệ lắng lọc và đang cấp nước cho khoảng 3.000 hộ tiêu dùng trong khu vực.
Mưu đồ từ khi thiết kế dự án?
Theo phản ảnh của người dân, tình trạng nước thải xả ra sông Ghẽ, khiến đoạn sông tại khu vực cửa thải xuất hiện bọt trắng và làm đục nước sông đã có từ nhiều năm nay, cùng khoảng thời gian nhà máy của Tung Kuang đi vào hoạt động.
Một câu hỏi đặt ra là, với hệ thống ống ngầm sử dụng để xả trộm nước thải nằm sâu hơn đường ống dẫn vào hệ thống xử lý nước thải được lắp đặt năm 2002, phải chăng sự việc lần này là nằm trong toan tính trước đó của Tung Kuang? Và đường ống bí mật này đã được xây dựng ngay từ giai đoạn xây dựng nhà máy?
C36 cũng cho biết, tại thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy hầu như không hoạt động, nước trong các bể xử lý đã cạn, lộ ra những mảng rêu bám trên thành bể.
Vi phạm môi trường của Tung Kuang dường như đã có tính hệ thống, vì đây không phải lần đầu. TTXVN dẫn lời Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hải Dương Vũ Đình Hiền, cho biết, tỉnh Hải Dương trước đó cũng đã yêu cầu Tung Kuang chấm dứt xả nước thải chưa xử lý, nếu không sẽ đình chỉ sản xuất. Nhưng, doanh nghiệp này không chấp hành và tiếp tục xả trộm ra sông Ghẽ.
Cùng với các án phạt hành chính của tỉnh Hải Dương, cuối năm 2007, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã từng xử phạt Tung Kuang hơn 100 triệu đồng vì có hành vi vi phạm môi trường.
Phạt thế nào để khỏi “nhờn thuốc”?
Trở lại với sự việc lần này, theo đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, trước mắt C36 sẽ tiến hành xử phạt hành chính, khi xác định được mức độ nguy hiểm do Tung Kuang gây ra sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
Nhưng với mức xử phạt như hiện nay, dường như Tung Kuang đã “nhờn thuốc”. Và việc chấp nhận phạt có lẽ là cách lựa chọn “rẻ” hơn đối với “Vedan” thứ hai này.
Trên thực tế, môi trường, người dân trong khu vực, và ngân sách nhà nước đang phải chịu “lỗ” để đổi lấy những khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp này.
Do được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chi nhánh Tung Kuang tại Hải Dương có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định là 15%/năm, nhưng miễn thuế 4 năm đến hết 2009, và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2009 của Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang (đã gồm chi nhánh Hải Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai và Công ty Tung Yang) cho biết, lợi nhuận sau thuế năm qua đạt 74,23 tỷ đồng; lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 3.484 đồng (doanh nghiệp này có 21,2 triệu cổ phiếu).