Vaccine Covid-19 nào giúp các quốc gia thoát dịch nhanh hơn?

Ngọc Trang
Chia sẻ

Thực tế cho thấy các loại vaccine Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA có hiệu quả cao hơn...

Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer tại khuôn viên Đại học New Mexico ngàu 23/3 - Ảnh: Bloomberg
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer tại khuôn viên Đại học New Mexico ngàu 23/3 - Ảnh: Bloomberg

Với hàng trăm triệu người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, đại dịch Covid-19 lẽ ra đã phải bắt đầu giảm dần tại các quốc gia nơi phần lớn dân số đã được tiêm chủng như Israel hay Seychelles. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.

Thay vào đó, có hai tình huống xảy ra. Tại Israel, số lượng ca nhiễm Covid-19 đã bắt đầu giảm khi vaccine được tiêm chủng trên diện rộng. Trong khi đó, ở Seychelles, nơi có tỷ lệ tiêm chủng vacccine Covid-19 cao hàng đầu thế giới,  số ca nhiễm tiếp tục tăng hoặc thậm chí lập kỷ lục mới. 

KHÁC BIỆT NẰM Ở LOẠI VACCINE

Theo Bloomberg, nguyên nhân cho sự khác biệt này là các quốc gia sử dụng loại vaccine khác nhau. Theo bằng chứng thu được từ việc triển khai tiêm chủng mở rộng toàn cầu, các loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA do Moderna Inc. và Pfizer/BioNTech phát triển có hiệu quả cao hơn trong việc ngăn chặn các trường hợp bệnh trở nặng và đồng thời cũng ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Ngăn ngừa lây lan là hiệu quả bổ sung của các loại vaccine này, bởi mục tiêu ban đầu chỉ là ngăn ngừa trường hợp bệnh nặng.

 

Loại vaccine mà một quốc gia sử dụng có thể ảnh hưởng tới mọi thứ, từ yêu cầu đeo khẩu trang, giãn cách xã hội cho tới việc gỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh và phục hồi kinh tế. Đối với các cá nhân, điều này ảnh hưởng tới thời điểm họ được tự do đi lại, hoạt động như trước đại dịch.

Trong khi đó, các loại vaccine khác, mặc dù có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp nặng hoặc tử vong do Covid-19, dường như không có hiệu quả bổ sung như vậy.

“Đây sẽ xu hướng chủ đạo khi các quốc gia bắt đầu nhận ra rằng một số loại vaccine có hiệu quả tốt hơn so với các loại khác", Nikolai Petrovsky, giáo sư tại Cao đẳng Y khoa và Y tế Công cộng, thuộc Đại học Flinders, Australia, nhận định. "Dù việc sử dụng bất kỳ loại vaccine nào còn tốt hơn không dùng gì, nhưng một số loại có hiệu quả cao hơn trong việc phòng ngừa lây lan, bên cạnh việc giảm nguy cơ tử vong hoặc bệnh trở nặng".

Các nghiên cứu với hàng triệu người được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech ở Israel cho thấy vaccine công nghệ mRNA giúp ngăn ngừa 90% trường hợp lây nhiễm không có triệu chứng.

Raina MacIntyre, nhà dịch tễ học tại Đại học New South Wales ở Sydney,  Australia, cho biết điều này đặc biệt quan trọng bởi vì khả năng ngăn ngừa lây nhiễm không có triệu chứng của vaccine là "yếu tố quyết định với khả năng miễn dịch cộng đồng". Miễn dịch cộng đồng thường chỉ đạt được khi virus không còn được phát hiện trên các vật chủ dễ tổn thương để có thể duy trì lây lan.

Do đó, loại vaccine mà một quốc gia sử dụng có thể ảnh hưởng tới mọi thứ, từ yêu cầu đeo khẩu trang, giãn cách xã hội cho tới việc gỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh và phục hồi kinh tế. Đối với các cá nhân, điều này ảnh hưởng tới thời điểm họ được tự do đi lại, hoạt động như trước đại dịch.

Sự khác biệt về hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến một số vaccine được ưa chuộng hơn so với những loại khác. Tại Philippines, các trung tâm tiêm chủng đã được hướng dẫn không thông báo cho người dân rằng họ đang được tiêm loại vaccine nào, sau khi một đám đông xuất hiện tại một điểm tiêm chủng đòi tiêm vaccine của Pfizer.

KHÔNG CÒN KHẨU TRANG, GIÃN CÁCH

Tại Mỹ, gần 40% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ, chủ yếu với vaccine công nghệ mRNA. Trong 4 tháng qua, số lượng ca nhiễm mới mỗi ngày của nước này đã giảm hơn 85%. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ đầu tháng này thông báo rằng những người đã tiêm vaccine có thể tụ tập mà không cần đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội.

Điều tương tự cũng đang diễn ra ở Israel, quốc gia đã tiêm phòng đầy đủ cho gần 60% dân số với vaccine của Pfizer-BioNTech. Nước này đang dần dỡ bỏ các hạn chế khi số ca mới chỉ còn chưa tới 50 ca mỗi ngày, từ mức hơn 8.000 đầu năm nay. Ở Qatar và Malta, số ca nhiễm mới cũng giảm đáng kể khi khoảng 30% dân số đã được tiêm đầy đủ vaccine, chủ yếu là vaccince công nghệ mRNA.

Theo các nhà phân tích, kết quả này là bằng chứng về hiệu quả đáng kinh. ngạc của các loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA mới. Đại dịch Covid-19 là lần đầu tiên công nghệ vaccine này được đưa vào sử dụng rộng rãi. 

Vaccine Covid-19 công nghệ mRNA giúp cơ thể tạo ra loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch với virus SARS‑CoV‑2. 

Tuy nhiên, các loại vaccine mRNA hiện tại đều yêu cầu bảo quản ở điều kiện cực lạnh, do đó hạn chế khả năng tiếp cận của các quốc gia có cơ sở hạ tầng vận tải và lưu trữ kém. Đây là lý do khiến hầu hết quốc gia trên thế giới tìm đến các vaccine không sử dụng công nghệ mRNA, như vaccine AstraZeneca của Anh (công nghệ vectơ adenovirus) hay Sinovac, Sinopharm của Trung Quốc (công nghệ bất hoạt). 

Các loại vaccine truyền thống hơn này có hiệu quả từ 50% đến 80% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng trong các thử nghiệm lâm sàng, so với hơn 90% của vaccine công nghệ mRNA. Có rất ít dữ liệu về khả năng ngăn chặn quá trình lây nhiễm tiếp theo của các loại vaccine này, nhưng có vẻ hiệu quả thấp hơn nhiều so với vaccine mRNA. 

Đó là lý do tại Seychelles, quốc đảo ở Ấn Độ Dương với khoảng 65% dân số đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ với loại của AstraZeneca và Sinopharm, số ca nhiễm mới vẫn tăng nhanh trong tháng này. 37% số ca nhiễm mới này đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Dịch bùng phát khiến chính quyền Seychelles phải đóng cửa các trường học, hủy các sự kiện thể thao và cấm tập trung đông người. Trong số những người đã được tiêm vaccine ở Seychelles, khoảng 60% tiêm vaccine của Sinopharm, số còn lại tiêm vaccine của AstraZeneca.

Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm tiêm chủng tạm thời tại Sân vận động Bicentenario ở Santiago, Chile ngày 29/3 - Ảnh: Bloomberg
Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm tiêm chủng tạm thời tại Sân vận động Bicentenario ở Santiago, Chile ngày 29/3 - Ảnh: Bloomberg

Tại Chile, chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng với vaccine Sinovac với 30% dân số được tiêm đầy đủ cũng không ngăn được số ca nhiễm mới tăng gấp đôi vào giữa tháng 4 (so với tháng trước đó). Từ cuối tháng 3, nhà chức trách Chile đã phải tái áp dụng các biện pháp phong tỏa toàn quốc. 

Tuy vậy, ở cả Seychelles và Chile, loại vaccine được sử dụng không phải là yếu tố duy nhất tác động tới tình trạng lây lan dịch bệnh. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa chậm chạp hoặc gỡ bỏ hạn chế quá sớm, là một trong những nguyên nhân chính khiến dịch bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, tốc độ lây lan mạnh của các biến thể Covid-19 cũng góp phần vào sự bùng phát này.

Tổng thống Seychelles Wavel Ramkalawan cho biết dịch bệnh gia tăng tại nước này một phần do tâm lý chủ quan của người dân khi Seychelles là quốc gia tiêm chủng nhanh nhất thế giới.

Về trường hợp Chile, Yin Weidong, Giám đốc điều hành của Sinovac, cho biết tình trạng lây nhiễm gia tăng là do nước này ban đầu ưu tiên tiêm phòng cho người cao tuổi. Số ca nhiễm mới chủ yếu nằm ở nhóm người trẻ, những người hầu như chưa được tiêm chủng đầy đủ, ông Weidong cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 11/5.

Ghi chú: Dữ liệu cho vaccine Pfizer và Sinovac được lấy từ các nghiên cứu trong thực tế ở Israel và Chile, còn dữ liệu cho vaccine AstraZeneca được lấytừ các thử nghiệm lâm sàng - Nguồn: Bloomberg
Ghi chú: Dữ liệu cho vaccine Pfizer và Sinovac được lấy từ các nghiên cứu trong thực tế ở Israel và Chile, còn dữ liệu cho vaccine AstraZeneca được lấytừ các thử nghiệm lâm sàng - Nguồn: Bloomberg

MỐI ĐE DỌA TỪ CÁC BIẾN THỂ

Một hiệu quả rõ ràng của các loại vaccine Covid-19 đã được phê duyệt hiện nay là giúp ngăn ngừa các trường hợp bệnh nặng hoặc tử vong - mục tiêu chính của vaccine. Việc này giúp giảm áp lực cho các bệnh viện và nguồn lực y tế. Ví dụ, hầu hết các ca nhiễm Covid-19 mới ở Seychelles chỉ có triệu chứng nhẹ, theo Tổng thống Wavel Ramkalawa.

"Đây là bước đầu tiên quan trọng với các quốc gia không có cơ hội tiếp cận với vaccine công nghệ mRNA. Sau khi sử dụng các loại vaccine sẵn có để giảm thiểu số ca bệnh nặng, các nước này có thể dập tắt những trường hợp lây nhiễm còn lại bằng vaccine mRNA (khi có thể)", Helen Petousis-Harris, chuyên gia tiêm chủng tại Đại học Auckland, New Zealand, cho biết. 

 

"Xét cho cùng, để chiến thắng được dịch bệnh, thế giới cần phát triển những phiên bản vaccine mới, được điều chỉnh để phòng ngừa các biến thể virus mới"

PETOUSIS-HARRIS, ĐẠI HỌC AUCKLAND

Còn theo Ben Cowling, trưởng khoa dịch tễ học và thống kê sinh học của Đại học Hồng Kông, Trung Quốc, cho rằng một khả năng khác là tiêm phòng song song với sự lây lan của các ca bệnh nhẹ cũng có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng. 

Theo các chuyên gia, vẫn còn rất nhiều ẩn số đằng sau tình trạng lây nhiễm với những người đã tiêm vaccine, kể cả vaccine công nghệ mRNA. Người ta cũng chưa biết đầy đủ về hiệu quả hoạt động của các loại vaccine đối với những biến thể Covid-19 khác nhau. 

Một nhân viên y tế mở thùng vaccine Covid-19 của nhà sản xuất Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất tại Bệnh viện Seychelles vào tháng 1/2021 - Ảnh: Bloomberg
Một nhân viên y tế mở thùng vaccine Covid-19 của nhà sản xuất Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất tại Bệnh viện Seychelles vào tháng 1/2021 - Ảnh: Bloomberg

Một nghiên cứu tại Qatar với khoảng 260.000 người đã tiêm đầy đủ 2 liều vaccine của Pfizer-BioNTech cho thấy hiệu quả phòng ngừa của vaccine công nghệ mRNA giảm xuống còn 75% với biến thể Covid-19 Nam Phi. 

Sự cải thiện tại Mỹ và Israel ghi nhận trước khi hai nước này bị ảnh hưởng bởi các chủng mới, bao gồm biến thể đã xuất hiện ở Brazil và Ấn Độ.

"Xét cho cùng, để chiến thắng được dịch bệnh, thế giới cần phát triển những phiên bản vaccine mới, được điều chỉnh để phòng ngừa các biến thể virus mới", Petousis-Harris, chuyên gia tiêm chủng tại Đại học Auckland, nhận định. “Chúng ta đã có một số loại vaccine siêu việt ngoài mong đợi. Chúng ta đã học được rất nhiều điều và vì vậy hãy tưởng tượng phần tiếp theo sẽ ra sao". 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con