Vì sao Boeing 737 MAX khó được bay trở lại ở Trung Quốc?

Trang Linh
Chia sẻ

Căng thẳng thương mại, rào cản pháp lý, cùng những nỗ lực của phương Tây nhằm chống lại sự cạnh tranh của Trung Quốc đang là những nguyên nhân khiến con đường trở lại bầu trời của 737 MAX tại Trung Quốc thêm chông gai...

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ra lệnh cấm Boeing 737 MAX vào năm 2019 sau hai vụ tai nạn thảm khốc khiến 346 người thiệt mạng - Ảnh: Reuters
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ra lệnh cấm Boeing 737 MAX vào năm 2019 sau hai vụ tai nạn thảm khốc khiến 346 người thiệt mạng - Ảnh: Reuters

Theo SCMP, 6 tháng sau khi các nước phương Tây gỡ bỏ lệnh cấm bay kéo dài gần 2 năm đối với dòng máy bay 737 MAX, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ có động thái tương tự với dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing. Năm 2019, Trung Quốc là nước đầu tiên ra lệnh đình bay Boeing 737 Max sau hai vụ tai nạn thảm khốc diễn ra liên tiếp trong vòng 5 tháng. 

Đầu năm nay, nhà sản xuất máy bay Mỹ cho biết kỳ vọng 737 Max sẽ được Bắc Kinh cho phép trở lại bầu trời vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, việc này có vẻ không thành hiện thực.

Giờ đây, với sự hỗ trợ từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Boeing đang đẩy mạnh các nỗ lực thuyết phục Bắc Kinh rằng dòng máy bay này an toàn, đồng thời thái thiết lập quan hệ đối tác chiến lược quan trọng nhất của mình trong bối cảnh các hãng hàng không đang bắt đầu hồi phục sau đại dịch Covid-19. 

Tuy nhiên, theo nguồn tin của SCMP, những rào cản pháp lý và chính trị sẽ còn khiến con đường trở lại bầu trời Trung Quốc của 737 MAX còn kéo dài nhiều tháng nữa. Đối với CEO David Calhoun của Boeing, điều này đồng nghĩa lợi nhuận và thị phần của hãng sẽ rơi vào tay đối thủ châu Âu Airbus. 

“Tôi biết rằng nếu việc này kéo dài quá lâu, chúng tôi sẽ phải trả giá bởi Trung Quốc đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng không toàn cầu”, ông  Calhoun phát biểu tại một hội nghị ở Bernstein đầu tháng này. 

Ông Calhoun cho biết do những yếu tố bất định ở thị trường Trung Quốc, Boeing không chắc có thể tăng sản lượng vượt mức 31 chiếc 737 MAX mỗi tháng vào đầu năm 2022 như dự kiến. Công ty này đã không còn đơn đặt hàng mới từ thị trường máy bay lớn nhất thế giới kể từ năm 2017. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Boeing quyết định giảm sản xuất mẫu máy bay chặng dài 787 của mình. 

Trong khi đó, Trung Quốc đang kỳ vọng cạnh tranh với các nhà sản xuất máy bay phương Tây với các dòng máy bay nội địa, trong đó có C919 - đối thủ tiềm năng của 737 Max của Boeing và A320 của Airbus. Tổng công ty máy bay thương mại của Trung Quốc, nhà sản xuất C919, dự kiến nhận được giấy phép cho C919 vào cuối năm nay và sau đó là giấy phép từ các nước phương Tây. 

Theo các nhà phân tích, nguy cơ cạnh tranh này đã khiến Mỹ và châu Âu kêu gọi tạm dừng cuộc chiến pháp lý kéo dài 17 năm liên quan tới Boeing và Airbus để tập trung vào những thách thức đến từ Trung Quốc. 

737 MAX bị đình bay sau hai vụ tai nạn thảm khốc khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng - cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử Boeing. Hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào lỗi thiết kế của dòng máy bay này đã hủy hoại danh tiếng của nhà sản xuất Mỹ, khiến công ty này rơi vào tình cảnh thiếu tiền mặt ứng phó với đại dịch Covid-19. 

Một năm trước, triển vọng để dòng máy bay này trở lại bầu trời Trung Quốc cũng khả quan như ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tình hình chính trị, những vấn đề thực tế như thị thực, cách ly phòng dịch và sự giám sát ngành hàng không nghiêm ngặt hơn của Bắc Kinh đã dập tắt hy vọng. 

Theo nguồn tin của SCMP, năm ngoái, các kỹ sư của Boeing đã tới Trung Quốc để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC). Tuy nhiên, quy trình tiếp theo đang bị đình trệ do tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Mỹ. Các cuộc thảo luận chuyển sang hướng các kỹ sư và phi công của Boeing tới Bắc Kinh để bay thử nghiệm, nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện.

CAAC nổi tiếng là cơ quan bảo thủ nhất trong số những cơ quan quản lý hàng không trên thế giới. CAAC là cơ quan đầu tiên trên thế giới ra lệnh đình bay với 737 Max vào năm 2019. Cơ quan này đưa ra 3 yêu cầu để dòng máy bay này được hoạt động trở lại ở Trung Quốc: Thay đổi thiết kế (được chứng nhận), đào tạo phi công đầy đủ và công bố kết quả cuối cùng của cuộc điều tra 2 vụ tai nạn nói trên. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con