Việt Nam cam kết giảm 80% mức tiêu thụ HFC, mục tiêu phát triển bền vững

Minh Hà
Chia sẻ

Việt Nam sẽ áp dụng lộ trình loại trừ dần các chất HFC (Hydrofluorocarbon) từ năm 2024 theo cam kết quốc tế, tiến tới giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2045…

FrieslandCampina Việt Nam công bố chiến lược phát triển bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta” tối 25/10 tại TP.HCM.
FrieslandCampina Việt Nam công bố chiến lược phát triển bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta” tối 25/10 tại TP.HCM.

Tại hội thảo phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ tầng ozone, quản lý vòng đời, loại trừ các chất Fluorocacbon, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết cơ quan này sẽ xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 2023. Theo mục tiêu đề ra Việt Nam sẽ giảm 80% mức tiêu thụ HFC vào năm 2045, mục tiêu phát triển bền vững. 

Theo quy định của Nghị định thư Montreal, là một nước thành viên, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn một số chất làm suy giảm tầng ozone (HCFC) như CFC, Halon, CTC; kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu Methyl Bromide và thực hiện loại trừ theo lộ trình các chất HCFC.

Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC áp dụng cho Việt Nam chỉ còn 2.600 tấn, và 1.300 tấn trong giai đoạn 2025-2030. Dự kiến sẽ giảm dần trong giai đoạn sau đó cho đến khi chấm dứt nhập khẩu hoàn toàn các chất HCFC vào năm 2040.

Từ năm 2024, Việt Nam bắt đầu lộ trình loại trừ các chất HFC và sẽ phải thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024-2029, giảm dần lượng tiêu thụ tiến tới giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2045. 

Tại buổi công bố chiến lược phát triển bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta” tối 25/10, ông Richard Kiger, Tổng giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam, cho biết đánh dấu chặng đường gần 30 năm hoạt động và phát triển tại Việt Nam, FrieslandCampina tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xoay quanh bốn trọng tâm: Sử dụng bao bì nâu thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, cải thiện cuộc sống của các nông hộ thành viên và cung cấp dinh dưỡng đạt chuẩn cho người dân.

“FrieslandCampina đặt mục tiêu 100% bao bì có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng và trên 99% nguyên liệu bao bì phế thải sẽ được tái sử dụng tới năm 2025. Đến 2030, Tập đoàn sẽ giảm 1/3 lượng khí thải nhà kính so với năm 2015, đạt mức cân bằng về tác động biến đổi khí hậu muộn nhất vào năm 2050”, ông Richard Kiger cho biết thêm.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con