Xây dựng Luật Đầu tư công, sửa Luật Phá sản
Từng lỡ hẹn nhiều lần, dự án Luật Đầu tư công sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9 này
Trong phiên họp thứ 21 sẽ khai mạc vào sáng 9/9 và dự kiến kéo dài hai tuần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số dự án luật được cho là rất cần thiết với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang được đặt ra mạnh mẽ.
Theo đó, dự án Luật Phá sản (sửa đổi) do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình, còn dự án Luật Đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan thẩm tra cả hai dự án luật này.
Lỡ hẹn nhiều lần, dự án Luật Đầu tư công từng gặp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình soạn thảo khi “vướng” nhiều vấn đề liên quan, đặc biệt là với lĩnh vực mua sắm công. Tuy nhiên, Quốc hội đã nhiều lần thúc ép phải xây dựng dự án luật này để phục vụ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật Xây dựng, Luật Công chứng, Luật Bảo vệ môi trường...
Một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật Đất đai (sửa đổi), việc tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Tiếp công dân Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) cũng nằm trong chương trình của phiên họp.
Kết quả giám sát nhiều chuyên đề sẽ được thảo luận tại phiên họp 21. Gồm giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc triển khai thi các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 thông qua; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Trên cơ sở góp ý từ các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc vào cuối tháng 10 tới đây.
Khá nhiều thời gian tại phiên họp 21 sẽ được dành để nghe vào thảo luận các báo cáo về công tác tư pháp , phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013.
Theo đó, dự án Luật Phá sản (sửa đổi) do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình, còn dự án Luật Đầu tư công do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan thẩm tra cả hai dự án luật này.
Lỡ hẹn nhiều lần, dự án Luật Đầu tư công từng gặp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình soạn thảo khi “vướng” nhiều vấn đề liên quan, đặc biệt là với lĩnh vực mua sắm công. Tuy nhiên, Quốc hội đã nhiều lần thúc ép phải xây dựng dự án luật này để phục vụ cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Luật Xây dựng, Luật Công chứng, Luật Bảo vệ môi trường...
Một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật Đất đai (sửa đổi), việc tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Tiếp công dân Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) cũng nằm trong chương trình của phiên họp.
Kết quả giám sát nhiều chuyên đề sẽ được thảo luận tại phiên họp 21. Gồm giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc triển khai thi các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 thông qua; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Trên cơ sở góp ý từ các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc vào cuối tháng 10 tới đây.
Khá nhiều thời gian tại phiên họp 21 sẽ được dành để nghe vào thảo luận các báo cáo về công tác tư pháp , phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013.