“10 năm nữa ôtô dưới 9 chỗ tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh”
Hỏi chuyện TS. Udo Loersch - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA)
Nhận định này của TS. Udo Loersch - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA) - được đưa ra trong cuộc trò chuyện với VnEconomy, bên lề lễ khai mạc Vietnam Motor Show 2008.
Giải thích cho điều này, TS. Udo Loersch - người đồng thời là Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam - nói:
- Thứ nhất là bởi quy luật, quốc gia càng phát triển về mặt kinh tế, đồng nghĩa với thị trường ôtô - xe con cũng sẽ phát triển.
Thứ hai, Việt Nam là đất nước có dân số đông nên nhu cầu sử dụng ôtô cũng sẽ tương đối lớn.
Và cuối cùng, năm 2018, khi mà thuế suất thuế nhập khẩu ôtô vào từ các nước ASEAN bằng 0% thì dòng xe con sẽ có điều kiện lớn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Vậy thì Vietnam Motor Show 2008, cuộc triển lãm ôtô lớn nhất trong năm này có gắn kết hay thông điệp gì đến xu hướng trên?
Có chứ. Tham gia triển lãm phần lớn là dòng xe dưới 9 chỗ, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã hiện đại.
Đặc biệt là qua hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm, chúng ta thấy được đường hướng phát triển đó là cái gì. Ví dụ như chúng ta sẽ đi vào những sản phẩm nào, tập trung những loại ôtô nào, những linh kiện gì... Và đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng.
Nhưng hiện thị trường ôtô Việt Nam đang có những khó khăn nhất định?
Đúng. Theo tôi, một trong những khó khăn lớn trước mắt là có nhiều biến động trên thị trường, vì Việt Nam đã có tới 10 lần điều chỉnh thuế.
Nhưng tôi nghĩ trong năm 2009, các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô sẽ thấy được một phương hướng cụ thể. Và về lâu dài, tôi tin tương lai thị trường ôtô Việt Nam vẫn rất tốt.
Được biết, VAMA đã có kiến nghị gửi Bộ Tài chính trước việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với loại xe 6 và 9 chỗ, vậy hiệu quả của kiến nghị này đến đâu?
Tôi hiểu Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này phải tăng thuế suất thuế nhập khẩu ôtô để thực hiện kiềm chế lạm phát, đó là một quyết định đúng đắn và tương đối dễ hiểu.
Hiện VAMA cũng chưa nhận được ý kiến gì với việc tăng thuế hay giảm thuế từ Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo tôi, nếu cứ giữ lâu dài mức thuế nhập khẩu cao như hiện nay thì sự phát triển của thị trường và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là rất hạn chế.
Mới đây, sau hãng điện tử Sony thông báo sẽ ngừng sản xuất tại Việt Nam, nhiều chuyên gia lo ngại các doanh nghiệp phụ trợ ôtô của nước ngoài cũng sẽ làm như vậy khi thuế nhập khẩu ôtô bằng 0%. Ông nghĩ sao về điều này?
Một công ty có quyền lựa chọn, đầu tư vào những thị trường nào đem lại lợi nhuận cao và ổn định.
Tôi nghĩ đây là bài học cho Việt Nam. Việt Nam nên có lộ trình nhất định trong chiến lược phát triển ôtô và các ngành phụ trợ liên quan. Hơn nữa, nếu cứ hơi một chút lại thay đổi chính sách thì có lẽ nhiều người sẽ thấy phải cân nhắc khi quyết định đầu tư.
Nếu là Sony, chúng tôi cũng rút khỏi thị trường Việt Nam, nhưng có điều chúng tôi là Mercedes, nên chúng tôi vẫn sẽ ở lại, vì đây vẫn là một thị trường tiềm năng.
Giải thích cho điều này, TS. Udo Loersch - người đồng thời là Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam - nói:
- Thứ nhất là bởi quy luật, quốc gia càng phát triển về mặt kinh tế, đồng nghĩa với thị trường ôtô - xe con cũng sẽ phát triển.
Thứ hai, Việt Nam là đất nước có dân số đông nên nhu cầu sử dụng ôtô cũng sẽ tương đối lớn.
Và cuối cùng, năm 2018, khi mà thuế suất thuế nhập khẩu ôtô vào từ các nước ASEAN bằng 0% thì dòng xe con sẽ có điều kiện lớn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Vậy thì Vietnam Motor Show 2008, cuộc triển lãm ôtô lớn nhất trong năm này có gắn kết hay thông điệp gì đến xu hướng trên?
Có chứ. Tham gia triển lãm phần lớn là dòng xe dưới 9 chỗ, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã hiện đại.
Đặc biệt là qua hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm, chúng ta thấy được đường hướng phát triển đó là cái gì. Ví dụ như chúng ta sẽ đi vào những sản phẩm nào, tập trung những loại ôtô nào, những linh kiện gì... Và đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng.
Nhưng hiện thị trường ôtô Việt Nam đang có những khó khăn nhất định?
Đúng. Theo tôi, một trong những khó khăn lớn trước mắt là có nhiều biến động trên thị trường, vì Việt Nam đã có tới 10 lần điều chỉnh thuế.
Nhưng tôi nghĩ trong năm 2009, các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô sẽ thấy được một phương hướng cụ thể. Và về lâu dài, tôi tin tương lai thị trường ôtô Việt Nam vẫn rất tốt.
Được biết, VAMA đã có kiến nghị gửi Bộ Tài chính trước việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với loại xe 6 và 9 chỗ, vậy hiệu quả của kiến nghị này đến đâu?
Tôi hiểu Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này phải tăng thuế suất thuế nhập khẩu ôtô để thực hiện kiềm chế lạm phát, đó là một quyết định đúng đắn và tương đối dễ hiểu.
Hiện VAMA cũng chưa nhận được ý kiến gì với việc tăng thuế hay giảm thuế từ Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo tôi, nếu cứ giữ lâu dài mức thuế nhập khẩu cao như hiện nay thì sự phát triển của thị trường và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là rất hạn chế.
Mới đây, sau hãng điện tử Sony thông báo sẽ ngừng sản xuất tại Việt Nam, nhiều chuyên gia lo ngại các doanh nghiệp phụ trợ ôtô của nước ngoài cũng sẽ làm như vậy khi thuế nhập khẩu ôtô bằng 0%. Ông nghĩ sao về điều này?
Một công ty có quyền lựa chọn, đầu tư vào những thị trường nào đem lại lợi nhuận cao và ổn định.
Tôi nghĩ đây là bài học cho Việt Nam. Việt Nam nên có lộ trình nhất định trong chiến lược phát triển ôtô và các ngành phụ trợ liên quan. Hơn nữa, nếu cứ hơi một chút lại thay đổi chính sách thì có lẽ nhiều người sẽ thấy phải cân nhắc khi quyết định đầu tư.
Nếu là Sony, chúng tôi cũng rút khỏi thị trường Việt Nam, nhưng có điều chúng tôi là Mercedes, nên chúng tôi vẫn sẽ ở lại, vì đây vẫn là một thị trường tiềm năng.