10 vụ vỡ nợ chính phủ lớn nhất trong lịch sử hiện đại
Vụ vỡ nợ 264,2 tỷ USD năm 2022 của Hy Lạp là vụ vỡ nợ chính phủ lớn nhất trong lịch sử hiện đại, diễn ra khi quốc gia này chìm trong suy thoái năm thứ 5 liên tiếp...
Vào tháng trước, Ukraine đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế về việc hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu châu Âu giai đoạn 2022-2023, tránh được một vụ vỡ nợ 20 tỷ USD.
Trong bối cảnh chịu gánh nặng tài chính lớn do chiến tranh, 2 năm qua, quốc gia này đã ngừng trả lãi cho trái phiếu quốc tế đáo hạn vào ngày 1/8/2024. Nếu không có thỏa thuận tái cơ cấu nợ trên, đây có thể là một trong những vụ vỡ nợ chính phủ lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Lần gần đây nhất, Chính phủ Ukraine vỡ nợ là vào năm 2015, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Liên bang Nga.
Đồ thị thông tin dưới đây gồm 10 vụ vỡ nợ chính phủ lớn nhất kể từ năm 1983 đến năm 2022 dựa trên dữ liệu từ Moody’s.
Vụ vỡ nợ 264,2 tỷ USD năm 2022 của Hy Lạp là vụ vỡ nợ chính phủ lớn nhất trong lịch sử hiện đại, diễn ra khi quốc gia này chìm trong suy thoái năm thứ 5 liên tiếp. Chính phủ Hy Lạp tiếp tục mất khả năng thanh toán nợ chỉ 9 tháng sau đó với vụ vỡ nợ lớn thứ 4 lịch sủ. Trước khi xảy ra vụ việc, quốc gia này rơi vào thâm hụt ngân sách trầm trọng dù là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu. Bên cạnh đó, vào năm 2009, Thủ tướng mới của nước này khi đó tiết lộ rằng Hy Lạp đang nợ khoảng 410 tỷ USD – một con số lớn hơn đáng kể so với các ước tính trước đó.
Vụ vỡ nợ chính phủ lớn thứ hai lịch sử xảy ra khi Chính phủ Argentina không thể trả lãi cho 82,3 tỷ USD trái phiếu quốc tế vào năm 2001. Cũng giống Hy Lạp, Argentina đã vỡ nợ nhiều lần kể từ khi giành độc lập vào năm 1816. Hiện tại, quốc gia này là một trong những nước nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhiều nhất dù là nền kinh tế lớn thứ 3 tại Mỹ Latinh.
Ở vị trí tiếp theo là vụ vỡ nợ 72,7 tỷ USD của Nga vào năm 1998, xảy ra trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ khiến đồng rúp mất hơn 2/3 giá trị chỉ trong vài tuần. Năm đó, một số quốc gia khác gồm Venezuela, Pakistan và Ukraine cũng vỡ nợ trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu bất ổn sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Cũng giống như năm 1998 với làn sóng vỡ nợ chính phủ, 2020 đánh dấu 7 vụ vỡ nợ chính phủ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu. Trong số này, các vụ lớn nhất gồm vụ vỡ nợ của Chính phủ Lebanon, Ecuador và Argentina.