100% hộ gia đình được xem truyền hình số vào năm 2020
Đó là một mục tiêu được đặt ra tại đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020
Đó là một mục tiêu được đặt ra tại đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020, do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo.
Theo đề án, đến năm 2015, sẽ đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình số; phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư.
Trong giai đoạn này, sẽ bước đầu hình thành thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất với 3 - 5 doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc khu vực.
Còn đến năm 2020, mục tiêu của đề án là đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình; phủ sóng truyền hình số mặt đất tới 80% dân cư; phát triển và hoàn thiện thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất quy mô tối đa từ 7 đến 8 doanh nghiệp trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.
Theo đề án này, lộ trình của việc chuyển đổi sẽ căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng, khả năng phân bổ tần số. Trong đó, các tỉnh thành trên cả nước sẽ được chia thành 4 nhóm để thực hiện lộ trình số hóa.
Được biết, đề án này có 5 dự án trọng điểm được thực hiện từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí dự kiến lên tới 4.393 tỷ đồng. Trong đó, 997 tỷ đồng dành để hỗ trợ người dân mua thiết bị thu xem truyền hình số, 50 tỷ đồng dành để thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc số hóa truyền hình, 2.331 tỷ đồng để xây dựng mạng truyền hình số mặt đất toàn quốc...
Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đến năm 2020 cũng sẽ được thành lập để thống nhất và tập trung chỉ đạo triển khai đề án trên cả nước.
4 nhóm thực hiện lộ trình hóa:
Nhóm I gồm Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sẽ thực hiện số hóa ngay từ năm 2011 và chuyển hoàn toàn sang phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2014).
Nhóm II: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Thừa Thiên - Huế (từ 2013 đến 31/12/2016).
Nhóm III: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (từ 2015 đến 31/12/2018).
Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (từ 2017 đến 31/12/2020).
Theo đề án, đến năm 2015, sẽ đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình số; phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư.
Trong giai đoạn này, sẽ bước đầu hình thành thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất với 3 - 5 doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc khu vực.
Còn đến năm 2020, mục tiêu của đề án là đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình; phủ sóng truyền hình số mặt đất tới 80% dân cư; phát triển và hoàn thiện thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất quy mô tối đa từ 7 đến 8 doanh nghiệp trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.
Theo đề án này, lộ trình của việc chuyển đổi sẽ căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng, khả năng phân bổ tần số. Trong đó, các tỉnh thành trên cả nước sẽ được chia thành 4 nhóm để thực hiện lộ trình số hóa.
Được biết, đề án này có 5 dự án trọng điểm được thực hiện từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí dự kiến lên tới 4.393 tỷ đồng. Trong đó, 997 tỷ đồng dành để hỗ trợ người dân mua thiết bị thu xem truyền hình số, 50 tỷ đồng dành để thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc số hóa truyền hình, 2.331 tỷ đồng để xây dựng mạng truyền hình số mặt đất toàn quốc...
Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đến năm 2020 cũng sẽ được thành lập để thống nhất và tập trung chỉ đạo triển khai đề án trên cả nước.
4 nhóm thực hiện lộ trình hóa:
Nhóm I gồm Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sẽ thực hiện số hóa ngay từ năm 2011 và chuyển hoàn toàn sang phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2014).
Nhóm II: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Thừa Thiên - Huế (từ 2013 đến 31/12/2016).
Nhóm III: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (từ 2015 đến 31/12/2018).
Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (từ 2017 đến 31/12/2020).