30 nghìn trường hợp bị xử lý vi phạm trong tháng "cao điểm"
Một tháng thực hiện cao điểm về đảm bảo TTTATGT, từ ngày 15/4 đến ngày 14/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã phát hiện, lập biên bản hơn 25 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy; hơn 7 nghìn trường hợp chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện.
Theo thông tin từ Cục CSGT, từ ngày 15/4 đến ngày 14/5, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, lập biên bản 25.712 t/h vi phạm nồng độ cồn, ma túy. Phạt tiền trên 120 tỷ đồng; tước 16.420 GPLX; tạm giữ 25.712 phương tiện.
Từ ngày 15/4 đến ngày 14/5, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, lập biên bản 7.063 t/h vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện. Phạt tiền gần 100 tỷ đồng; tước GPLX: 2.297 t/h; tước Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định 583 t/h; tước phù hiệu 1.319 t/h; tạm giữ 90 phương tiện.
Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm đạt hiệu quả cao, như: Xử lý vi phạm nồng độ cồn: TP Hồ Chí Minh (3.958 t/h), Cà Mau (1.254 t/h), Quảng Ninh (1.117 t/h), Gia Lai (1.090 t/h), Bắc Giang (970 t/h), Bình Dương (898 t/h), Tây Ninh ( 872 t/h), Đà Nẵng (805 t/h), Phú Thọ (724 t/h), Đắk Lắk (710 t/h)....
Xử lý vi phạm về ma tuý: Đội TTKSGTĐB cao tốc Cục CSGT (30 t/h), Quảng Ninh (35 t/h), Nghệ An (34 th), Vĩnh Phúc (19 th), Đắk Lắk (14 th), Sơn La (8 th), Thái Nguyên (07 th), Yên Bái ( 07 t/h), Đà Nẵng (06 t), Bình Dương (06 t/h),...
Xử lý vi phạm quá tải: Thanh Hóa (589 t/h), Phú Thọ (435 t/h), TP. Hồ Chí Minh (300 t/h); Gia Lai (252 t/h); Bắc Giang (251 t/h),... Xử lý vi phạm quá khổ: Thanh Hóa (354 t/h), Nghệ An (183 t/h),... Xử lý vi phạm tự ý cải tạo phương tiện: Vĩnh Phúc (103 t/h), Quảng Ninh (92 t/h), Nghệ An (88 t/h),...
Thời gian tới thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn” và “chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ”, trong đó tập trung thực hiện nắm chắc tình hình các tụ điểm phức tạp về tình hình ANTT – TTATGT, các bến bãi, khai thác khoáng sản, mỏ đá, mỏ cát, các trạm trộn bê tông, nhà máy sản xuất xi măng, gạch, thép, vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng...bố trí lực lượng, áp dụng phương thức TTKS công khai kết hợp với hóa trang, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy khi điều khiển phương tiện và chở hàng quá tải trọng, tự ý cải tạo phương tiện,...
Đồng thời, tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm tác động và thay đổi nhận thức của người dân đối với hành vi vi phạm trên là hành vi nguy hiểm cho chính bản thân, người tham gia giao thông, xã hội; tiếp tục ký cam kết đến các tổ chức, cá nhân không vi phạm chở hàng quá tải trọng, tự ý cải tạo phương tiện.
Những địa bàn mà dư luận phản ánh về phương tiện chở quá tải trọng cần xác minh, kiểm tra, xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý và chỉ đạo tăng cường lực lượng, trang bị phương tiện xử lý nghiêm, không để tình trạng trên tái diễn.
Kiểm tra và xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ theo dự quan chức năng đối với các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến chất lượng công trình, bất hợp lý về tổ chức giao thông, việc khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông. Xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành thi công vụ để tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa chung.
Kiến nghị Ban An toàn giao thông tỉnh thành lập các tổ công tác liên ngành tổ chức khảo sát, kiểm tra điều kiện an toàn các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông, các tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp, các “điểm đen” về TNGT để có giải pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới.