4 thách thức lớn trong công tác dân số tại Việt Nam

Thu Hằng
Chia sẻ

Công tác dân số của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp tại các tỉnh, thành phố phía Nam; nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 11/7, Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới năm 2024 (11/7), để cùng nhận diện những vấn đề đang còn tồn đọng trong bối cảnh nhân khẩu học thay đổi nhanh chóng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

NẢY SINH NHIỀU BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC DÂN SỐ 

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển, cho biết qua 30 năm, tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế thành công, tỷ lệ tăng dân số hằng năm giảm từ 1,7% giai đoạn 1989 - 1999 xuống 1,14% giai đoạn 2009-2019.

Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tổng tỷ suất sinh (TFR) được duy trì ở mức 2,0 - 2,1 con/phụ nữ trong suốt thời gian qua.

Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực theo hướng dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, từ 56,1% năm 1989 lên 67,5% năm 2023. Việt Nam bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ năm 2007, tạo cơ hội để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại chương trình. Ảnh: Tuấn Dũng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại chương trình. Ảnh: Tuấn Dũng.

Cùng với đó, phân bố dân số đã có hợp lý hơn, gắn với đô thị hoá và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 20% năm 1993, lên 38,1% năm 2020. 

Chỉ số phát triển con người tăng nhanh và đạt mức trung bình so với các nước trên thế giới. Thể hiện rõ nhất là tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em giảm mạnh. Từ năm 1993 đến nay, tỷ số tử vong mẹ đã giảm từ 110, xuống còn 46 trên 100.000 ca sinh sống năm 2019. 

Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, từ 65,5 tuổi năm 1993, lên 74,5 tuổi năm 2023, cao hơn nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân đầu người…

“Những thành tựu mà công tác dân số đạt được tác động to lớn và tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nâng cao bình đẳng giới, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường; cải thiện chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của từng người dân, từng gia đình", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.

Qua đó, đã đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước đây và tiến tới thực hiện thành công Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (VSDGs)”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay.

Theo Bộ trưởng, trước các vấn đề dân số thực tiễn nảy sinh như: Mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp; gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh; già hóa dân số nhanh, phân bố dân số, quản lý di dân chưa được chú trọng đúng mức..., đòi hỏi phải có những đổi mới để giải quyết toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn các vấn đề dân số. 

ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC DÂN SỐ LÀ ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Đảng, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cũng như Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2024, Bộ Y tế đã lựa chọn chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Qua đó, nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục quan tâm và đầu tư cho công tác dân số của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển đất nước nhanh, và bền vững.

Thông tin thêm, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đánh giá, hiện nay công tác dân số đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là 4 vấn đề lớn.

Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế).
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế).

Thứ nhất, tỷ lệ nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình có xu hướng tăng. Trong thời gian gần đây, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng của nhóm phụ nữ hiện đang có chồng đã tăng gần 2 lần, từ 6,1% năm 2014, lên 10,2% năm 2021. Đặc biệt, nhóm phụ nữ chưa kết hôn có sinh hoạt tình dục lên tới 40,7%. 

Thứ hai, tình trạng mang thai ở người chưa thành niên còn cao. Theo điều tra năm 2021, tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi có con ở tuổi chưa thành niên cả nước ở mức 8,2%, trong đó khu vực Tây Nguyên là 16,6%, và Trung du miền núi phía bắc là 19,9%. 

Thứ ba, nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp. Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ năm 2006, và tổng tỷ suất sinh (TFR) được duy trì ở mức 2,0 - 2,1 con/phụ nữ trong suốt thời gian qua.

Song từ năm 2020 đến nay, đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp tại các tỉnh, thành phố phía Nam, đã làm mức sinh của toàn quốc năm 2023 xuống còn 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử, và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Trong khi đó, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn chậm khắc phục, nhất là vùng Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.

Thứ tư, tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già. Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Dự báo đến năm 2038, nghĩa là chỉ còn 15 năm nữa, nước ta sẽ bước vào thời kỳ dân số già, tức là cứ 5 người dân, thì có một người trên 60 tuổi. 

Tại chương trình, bà Pauline Fatima Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta phải hành động quyết liệt và ngay lập tức, để đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc cần thiết khi mang thai và sinh con. Đầu tư vào sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục chính là đầu tư chấm dứt đói nghèo, và chấm dứt bất bình đẳng.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác dân số, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương cần quan tâm đến vấn đề này. Từ đó, chỉ đạo lồng ghép các yếu tố dân số trong các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ngành.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con