Ba kịch bản cho nhà máy đóng tàu lỗ nghìn tỷ

Kiều Châu
Chia sẻ

Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, nhiều năm qua, nhà máy đóng tàu Dung Quất chìm trong thua lỗ, nợ lương

DQS được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của SBIC (tiền thân là Vinashin). Thực hiện chiến lược tái cơ cấu SBIC của Chính phủ, năm 2010, nhà máy được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.<br>
DQS được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của SBIC (tiền thân là Vinashin). Thực hiện chiến lược tái cơ cấu SBIC của Chính phủ, năm 2010, nhà máy được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.<br>
Báo cáo định hướng phát triển công nghiệp 3 tháng cuối năm của Bộ Công Thương đã định hướng phát triển ngành dầu khí trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức thấp.

Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết, ngành dầu khí năm nay cần phấn đấu khai thác vượt kế hoạch 1 triệu tấn dầu. Đồng thời, xử lý các tồn tại của Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), các dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).

Đối với dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc DQS, Bộ Công Thương đã đưa ra các phương án giải quyết.

Thứ nhất, tiến hành tái cơ cấu nhà máy đóng tàu Dung Quất theo hướng xử lý các tồn tại, căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định, đánh giá hiệu quả của nhà máy sau khi tái cơ cấu. Trong đó, nhà máy có thể trực thuộc Petro Vietnam hoặc tách khỏi Petro Vietnam.

Phương án thứ hai là chuyển nhượng công ty. Petro Vietnam sẽ lên kế hoạch, hình thức, điều kiện và khả năng thực hiện.

Phương án ba là cho phá sản nhà máy theo quy định. Petro Vietnam đánh giá các pháp lý liên quan, khả năng thực hiện, thiệt hại về vốn đầu tư tài sản của nhà nước… để trình Chính phủ xem xét.

Đặc biệt, Bộ Công Thương yêu cầu tiến hành đánh giá, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong thời gian qua.

Đồng thời, khẩn trương thống nhất với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) về phương án chuyển giao tàu 104.000 DWT.

DQS được thành lập ngày 20/2/2006, là thành viên của SBIC (tiền thân là Vinashin). Thực hiện chiến lược tái cơ cấu SBIC của Chính phủ, năm 2010, nhà máy được chuyển giao về Petro Vietnam quản lý, khai thác.

Do những khó khăn tồn tại từ thời Vinashin, nhiều năm qua, nhà máy chìm trong thua lỗ, nợ lương. Mặc dù gần đây tình hình kinh doanh có cải thiện, nhưng vẫn chưa thể xóa bỏ được khoản lỗ lũy kế lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính của Petro Vietnam, tính đến cuối năm 2015, tập đoàn vẫn nắm 100% vốn tại DQS, tương ứng 1.990 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhà máy liên tục thua lỗ khiến Petro Vietnam đã phải trích lập dự phòng rủi ro đầu tư 100%.

Với dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bộ Công Thương yêu cầu Petro Vietnam xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm dự án, chỉ đạo việc nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ chạy thử dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Đặc biệt, dự án sẽ được thành lập các chi nhánh phân phối sản phẩm Nghi Sơn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ gần 7.000 tỷ, Bộ Công Thương yêu Petro Vietnam tiếp tục theo dõi và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng về các đề xuất phương án xử lý khó khăn vướng mắc đối với dự án để triển khai thực hiện.

Đồng thời, chủ động đàm phán với đối tác tiềm năng để triển khai phương án hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất, vận hành nhà máy.

Đối với các dự án nhiên liệu sinh học, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các đề xuất phương án xử lý khó khăn vướng mắc đối với dự án để triển khai thực hiện.

Đồng thời, chỉ đạo Petro Vietnam và PVOil chủ động thúc đẩy việc ký thỏa thuận hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp... triển khai phân phối xăng E5. Tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng phần vốn của PVOil tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB)...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con