Ba thị trường mục tiêu cho xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Bộ Thương mại xác định các thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản
Định hướng chiến lược của Chính phủ đề ra đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ là phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải đạt 1,5 tỷ USD.
Trong giai đoạn hiện nay, để tiến tới đạt được mục tiêu trên, Bộ Thương mại xác định các thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
Nhìn chung, thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan (năm 1996 xuất khẩu sang 50 nước và vùng lãnh thổ, năm 2000 là 90 nước và vùng lãnh thổ, năm 2004 là trên 100 nước và vùng lãnh thổ, năm 2005 là 133 nước và vùng lãnh thổ), thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang được bán ở hầu hết trên thị trường thế giới.
Liên minh châu Âu (EU) đang là thị trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2005, trong số 15 thị trường xuất khẩu chính của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thì có tới 7 nước của EU, chiếm tỷ trọng 42%, tương đương khoảng 241 triệu USD và gấp 4 lần lượng xuất khẩu sang Nhật Bản hay Hoa Kỳ.
Trước đây, thị trường Nhật Bản được xếp thứ nhất trong số những thị trường xuất khẩu mục tiêu lớn, nhưng hiện nay vị trí dẫn đầu đang thuộc về Pháp và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thời kỳ 1999 - 2005 và thị trường này cũng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Trong các nước Đông Á thì thị trường Đài Loan, Hàn Quốc cũng là thị trường tiềm năng. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 2 thị trường này cũng tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan năm 2005 tương đương với thị trường Pháp, Hoa Kỳ. Trung Đông hiện là khu vực thị trường giàu tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được để đẩy mạnh xuất khẩu.
Ba thị trường mục tiêu chính
Những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Bộ Thương mại đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ trong kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ USD). Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 76,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,97% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, trong đó 36,8% triệu USD hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm 2002 (Thống kê của Hải quan Việt Nam).
Còn thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây khoảng 7 tỷ USD/năm, trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chỉ chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Pháp đạt 81,8 triệu USD; Đức đạt 62,5 triệu USD; Bỉ đạt 36 triệu USD; Anh 21,4 triệu USD; Hà Lan 18,9 triệu USD; Italia 16,2 triệu USD; Tây Ban Nha 18,8 triệu USD... Theo nhận định của Bộ Thương mại, trong tương lai, đây là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD).
Đối với thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 2,9 tỷ USD/năm, trong đó hàng từ Việt Nam năm 2005 mới chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 70,14 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm tỷ trọng 1,34% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong đó 30,8 triệu USD hàng gốm sứ. Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ đạt trên 4% (tương đương kim ngạch khoảng 150 triệu USD) tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường này.
Cách thức tiếp cận thị trường mục tiêu
Để có thể tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, ông Lê Bá Ngọc, Giám đốc dự án phát triển các làng nghề Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu nên tìm đến các kênh phân phối riêng bởi các đối tượng khách hàng này luôn tìm kiếm những mặt hàng thực sự đặc biệt để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn hàng của họ cũng không quá lớn, hoàn toàn phù hợp với năng lực của các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Còn các doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải tăng cường phát triển về mẫu mã, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khi nghiên cứu thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề khách hàng sẽ mua gì bởi thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến tính hữu dụng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí trong gia đình.
Bà Yoko Kawaguchi, chuyên gia Nhật Bản khẳng định rằng để có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật Bản bây giờ luôn quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt.
Còn đối với các nhà nhập khẩu lớn của EU, ông Victor Lamont, chuyên gia tư vấn của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cho rằng yếu tố quan trọng nhất không phải là những sản phẩm khác biệt mà chính là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà xuất khẩu có tốt không. Nếu nhà xuất khẩu đảm bảo được các yếu tố này thì các nhà nhập khẩu sẽ đồng ý nhập hàng.
Như vậy, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện chỉ mới chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ, 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU, nhưng nếu như trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này tăng gấp đôi thì sẽ mang lại kim ngạch rất lớn cho mặt hàng này.
Trong giai đoạn hiện nay, để tiến tới đạt được mục tiêu trên, Bộ Thương mại xác định các thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
Nhìn chung, thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan (năm 1996 xuất khẩu sang 50 nước và vùng lãnh thổ, năm 2000 là 90 nước và vùng lãnh thổ, năm 2004 là trên 100 nước và vùng lãnh thổ, năm 2005 là 133 nước và vùng lãnh thổ), thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang được bán ở hầu hết trên thị trường thế giới.
Liên minh châu Âu (EU) đang là thị trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2005, trong số 15 thị trường xuất khẩu chính của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thì có tới 7 nước của EU, chiếm tỷ trọng 42%, tương đương khoảng 241 triệu USD và gấp 4 lần lượng xuất khẩu sang Nhật Bản hay Hoa Kỳ.
Trước đây, thị trường Nhật Bản được xếp thứ nhất trong số những thị trường xuất khẩu mục tiêu lớn, nhưng hiện nay vị trí dẫn đầu đang thuộc về Pháp và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thời kỳ 1999 - 2005 và thị trường này cũng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Trong các nước Đông Á thì thị trường Đài Loan, Hàn Quốc cũng là thị trường tiềm năng. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào 2 thị trường này cũng tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan năm 2005 tương đương với thị trường Pháp, Hoa Kỳ. Trung Đông hiện là khu vực thị trường giàu tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được để đẩy mạnh xuất khẩu.
Ba thị trường mục tiêu chính
Những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Bộ Thương mại đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ trong kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ USD). Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 76,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,97% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, trong đó 36,8% triệu USD hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 7 lần so với năm 2002 (Thống kê của Hải quan Việt Nam).
Còn thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây khoảng 7 tỷ USD/năm, trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 chỉ chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Pháp đạt 81,8 triệu USD; Đức đạt 62,5 triệu USD; Bỉ đạt 36 triệu USD; Anh 21,4 triệu USD; Hà Lan 18,9 triệu USD; Italia 16,2 triệu USD; Tây Ban Nha 18,8 triệu USD... Theo nhận định của Bộ Thương mại, trong tương lai, đây là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 0,6 tỷ USD).
Đối với thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 2,9 tỷ USD/năm, trong đó hàng từ Việt Nam năm 2005 mới chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 70,14 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm tỷ trọng 1,34% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật, trong đó 30,8 triệu USD hàng gốm sứ. Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ đạt trên 4% (tương đương kim ngạch khoảng 150 triệu USD) tổng kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường này.
Cách thức tiếp cận thị trường mục tiêu
Để có thể tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, ông Lê Bá Ngọc, Giám đốc dự án phát triển các làng nghề Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu nên tìm đến các kênh phân phối riêng bởi các đối tượng khách hàng này luôn tìm kiếm những mặt hàng thực sự đặc biệt để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn hàng của họ cũng không quá lớn, hoàn toàn phù hợp với năng lực của các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Còn các doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải tăng cường phát triển về mẫu mã, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khi nghiên cứu thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề khách hàng sẽ mua gì bởi thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến tính hữu dụng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí trong gia đình.
Bà Yoko Kawaguchi, chuyên gia Nhật Bản khẳng định rằng để có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật Bản bây giờ luôn quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt.
Còn đối với các nhà nhập khẩu lớn của EU, ông Victor Lamont, chuyên gia tư vấn của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cho rằng yếu tố quan trọng nhất không phải là những sản phẩm khác biệt mà chính là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà xuất khẩu có tốt không. Nếu nhà xuất khẩu đảm bảo được các yếu tố này thì các nhà nhập khẩu sẽ đồng ý nhập hàng.
Như vậy, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện chỉ mới chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ, 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU, nhưng nếu như trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này tăng gấp đôi thì sẽ mang lại kim ngạch rất lớn cho mặt hàng này.