Báo Mỹ “tố” tin tặc Trung Quốc quấy nhiễu
Wall Street Journal và New York Times liên tiếp lên tiếng tố cáo tin tặc Trung Quốc xâm nhập mạng lưới của họ
Liên tiếp trong hai ngày 30 và 31/1, hai tờ báo lớn ở Mỹ là New York Times và Wall Street Journal đã lên tiếng cáo buộc các tin tặc từ Trung Quốc liên tiếp tấn công và quấy nhiễu mạng lưới của họ.
Trong thông báo đưa ra hôm qua (31/1), Wall Street Journal cho biết, tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần tấn công vào hệ thống máy tính của họ. Theo báo này, các cuộc tấn công với “mục đích rõ ràng nhằm giám sát các bài báo về Trung Quốc”, đồng thời khẳng định chuyện tin tặc Trung Quốc do thám các hãng truyền thông Mỹ “đã và đang trở thành hiện tượng phổ biến”.
Paula Keve, người phát ngôn của Dow Jones, công ty mẹ của tờ báo này, cho hay: "Bằng chứng cho thấy các cuộc xâm nhập là để theo dõi những bài báo viết về Trung Quốc của tờ tạp chí, chứ không phải giành lợi thế thương mại hoặc chiếm dụng thông tin về khách hàng". Công ty này ngay sau đó đã nhanh chóng tiến hành tăng cường hệ thống an ninh mạng của họ.
Trong thông báo của mình, tờ Wall Street Journal không đưa ra thời gian cụ thể về các vụ tấn công của tin tặc từ Trung Quốc, nhưng nói trước đây họ từng đối mặt với những cuộc tấn công tương tự khi đăng tải thông tin nhạy cảm về Trung Quốc. Phát ngôn viên Keve khẳng định, bất chấp sự việc trên, tờ báo vẫn giữ vững quan điểm độc lập mà độc giả đã biết.
Trước đó một ngày, tờ New York Times cũng lên tiếng tố cáo, trong thời gian 4 tháng qua, tin tặc từ Trung Quốc đã “liên tiếp” xâm nhập vào trang mạng của báo này. Tờ New York Times cho rằng, các vụ tấn công của tin tặc Trung Quốc nảy sinh kể từ sau khi báo đăng bài về số tài sản khổng lồ lên tới 2,7 tỷ USD của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Tờ báo Mỹ cho hay, tin tặc tấn công hệ thống máy tính của họ lần đầu vào tháng 9/2012, khi bài viết về chuyện làm ăn của thân nhân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gần hoàn thành. Bài viết này sau đó đã bị gỡ bỏ, vì Chính phủ Trung Quốc cho là đã “bôi nhọ” gia đình ông Ôn Gia Bảo, khi viết rằng họ hàng nhà ông sở hữu số tài sản trị giá ít nhất 2,7 tỷ USD nhờ làm ăn kinh doanh.
Theo tờ báo này, các chuyên gia an ninh của hãng bảo mật Madiant đã thu được bằng chứng cho thấy, trong vòng 4 tháng qua, các tin tặc đã liên tục xâm nhập vào hệ thống máy tính của hãng, lấy cắp mật khẩu của các nhân viên, trong đó các hoạt động xâm nhập chủ yếu tập trung vào hộp thư điện tử của Trưởng văn phòng báo tại Thượng Hải, David Barboza.
Ông Barboza chính là người đã có bài viết về tài sản của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Theo New York Times, tin tặc Trung Quốc khi xâm nhập vào mạng lưới của báo, dường như là để tìm kiếm “tên tuổi của những người có thể đã cung cấp thông tin cho ông Barboza”. Hòm thư điện tử của Jim Yardley, cựu trưởng đại diện của báo ở Bắc Kinh, cũng bị tấn công.
Các chuyên gia an ninh mạng của hãng Madiant tin rằng, vụ tấn công mạng trên “bắt nguồn từ những chiếc máy tính của cùng một trường đại học từng được quân đội Trung Quốc sử dụng, để tấn công trang mạng của các nhà thầu quân sự Mỹ trước đây”. Sau khi phát hiện, các chuyên gia New York Times đã tìm cách ngăn chặn tin tặc xâm nhập lại hệ thống mạng.
Họ cũng thấy là các tin tặc thường bắt đầu làm việc lúc 8 giờ sáng (giờ Bắc Kinh). Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật không tìm thấy bằng chứng cho thấy, các file hoặc e-mail nhạy cảm liên quan bài báo về gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bị tin tặc truy cập, tải xuống hoặc sao chép.
Phản ứng trước cáo buộc của New York Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo hôm 31/1 lên tiếng rằng, việc đưa ra kết luận mà không có lý do, với bằng chứng không đáng tin, không có sự kiểm chứng, cùng với việc nói rằng Trung Quốc tham gia các cuộc tấn công trực tuyến liên quan là điều hoàn toàn vô trách nhiệm.
“Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã phản ứng rõ ràng đối với cáo buộc vô căn cứ của New York Times”, ông Hồng nói. Ông cũng nhắc lại quan điểm rằng, nước này “cũng là một nạn nhân của các cuộc tấn công online”. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo nói rằng, quân đội nước này không bao giờ ủng hộ bất kỳ hành vi tấn công mạng nào.
Trong thông báo đưa ra hôm qua (31/1), Wall Street Journal cho biết, tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần tấn công vào hệ thống máy tính của họ. Theo báo này, các cuộc tấn công với “mục đích rõ ràng nhằm giám sát các bài báo về Trung Quốc”, đồng thời khẳng định chuyện tin tặc Trung Quốc do thám các hãng truyền thông Mỹ “đã và đang trở thành hiện tượng phổ biến”.
Paula Keve, người phát ngôn của Dow Jones, công ty mẹ của tờ báo này, cho hay: "Bằng chứng cho thấy các cuộc xâm nhập là để theo dõi những bài báo viết về Trung Quốc của tờ tạp chí, chứ không phải giành lợi thế thương mại hoặc chiếm dụng thông tin về khách hàng". Công ty này ngay sau đó đã nhanh chóng tiến hành tăng cường hệ thống an ninh mạng của họ.
Trong thông báo của mình, tờ Wall Street Journal không đưa ra thời gian cụ thể về các vụ tấn công của tin tặc từ Trung Quốc, nhưng nói trước đây họ từng đối mặt với những cuộc tấn công tương tự khi đăng tải thông tin nhạy cảm về Trung Quốc. Phát ngôn viên Keve khẳng định, bất chấp sự việc trên, tờ báo vẫn giữ vững quan điểm độc lập mà độc giả đã biết.
Trước đó một ngày, tờ New York Times cũng lên tiếng tố cáo, trong thời gian 4 tháng qua, tin tặc từ Trung Quốc đã “liên tiếp” xâm nhập vào trang mạng của báo này. Tờ New York Times cho rằng, các vụ tấn công của tin tặc Trung Quốc nảy sinh kể từ sau khi báo đăng bài về số tài sản khổng lồ lên tới 2,7 tỷ USD của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Tờ báo Mỹ cho hay, tin tặc tấn công hệ thống máy tính của họ lần đầu vào tháng 9/2012, khi bài viết về chuyện làm ăn của thân nhân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gần hoàn thành. Bài viết này sau đó đã bị gỡ bỏ, vì Chính phủ Trung Quốc cho là đã “bôi nhọ” gia đình ông Ôn Gia Bảo, khi viết rằng họ hàng nhà ông sở hữu số tài sản trị giá ít nhất 2,7 tỷ USD nhờ làm ăn kinh doanh.
Theo tờ báo này, các chuyên gia an ninh của hãng bảo mật Madiant đã thu được bằng chứng cho thấy, trong vòng 4 tháng qua, các tin tặc đã liên tục xâm nhập vào hệ thống máy tính của hãng, lấy cắp mật khẩu của các nhân viên, trong đó các hoạt động xâm nhập chủ yếu tập trung vào hộp thư điện tử của Trưởng văn phòng báo tại Thượng Hải, David Barboza.
Ông Barboza chính là người đã có bài viết về tài sản của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Theo New York Times, tin tặc Trung Quốc khi xâm nhập vào mạng lưới của báo, dường như là để tìm kiếm “tên tuổi của những người có thể đã cung cấp thông tin cho ông Barboza”. Hòm thư điện tử của Jim Yardley, cựu trưởng đại diện của báo ở Bắc Kinh, cũng bị tấn công.
Các chuyên gia an ninh mạng của hãng Madiant tin rằng, vụ tấn công mạng trên “bắt nguồn từ những chiếc máy tính của cùng một trường đại học từng được quân đội Trung Quốc sử dụng, để tấn công trang mạng của các nhà thầu quân sự Mỹ trước đây”. Sau khi phát hiện, các chuyên gia New York Times đã tìm cách ngăn chặn tin tặc xâm nhập lại hệ thống mạng.
Họ cũng thấy là các tin tặc thường bắt đầu làm việc lúc 8 giờ sáng (giờ Bắc Kinh). Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật không tìm thấy bằng chứng cho thấy, các file hoặc e-mail nhạy cảm liên quan bài báo về gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bị tin tặc truy cập, tải xuống hoặc sao chép.
Phản ứng trước cáo buộc của New York Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo hôm 31/1 lên tiếng rằng, việc đưa ra kết luận mà không có lý do, với bằng chứng không đáng tin, không có sự kiểm chứng, cùng với việc nói rằng Trung Quốc tham gia các cuộc tấn công trực tuyến liên quan là điều hoàn toàn vô trách nhiệm.
“Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã phản ứng rõ ràng đối với cáo buộc vô căn cứ của New York Times”, ông Hồng nói. Ông cũng nhắc lại quan điểm rằng, nước này “cũng là một nạn nhân của các cuộc tấn công online”. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo nói rằng, quân đội nước này không bao giờ ủng hộ bất kỳ hành vi tấn công mạng nào.