Bất động sản “tái mặt” trước kỳ đáo hạn
Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản khi kỳ đáo hạn ngân hàng đang đến gần
Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản khi kỳ đáo hạn ngân hàng đang đến gần.
Trong lúc kinh tế khó khăn, các nguồn tín dụng bị thắt chặt đột ngột đang làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản điêu đứng.
Hàng loạt dự án bất động sản bị đình lại, không biết bao giờ mới tiếp tục triển khai. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phá sản khi kỳ đáo hạn ngân hàng đang đến gần.
90% dự án đang nợ vốn ngân hàng
Theo thống kê của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường bất động sản, có đến 90% số dự án đất nền, căn hộ, chung cư... đang triển khai trên thị trường đều phải vay vốn ngân hàng. Theo ông Nguyễn Ngọc Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Năm Ngôi Sao Việt, nếu thị trường tiếp tục suy thoái, lãi suất cao hơn 20% kéo dài thì sẽ làm các chủ đầu tư dự án lao đao.
Các kênh tín dụng cạn kiệt, việc huy động qua thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thứ cấp, khách hàng... cũng gặp nhiều khó khăn, rủi ro càng lớn. Nguồn vốn đầu tư cho mỗi dự án bất động sản lên tới vài chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Nếu vay ngân hàng với lãi suất như trên thì sẽ không có lời, thậm chí là lỗ nặng. Sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn và khốc liệt của thị trường bất động sản.
Trước đây, các chủ đầu tư dự án bất động sản thường tập trung vốn chủ sở hữu làm chi phí đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, phát triển dự án nhằm mục đích thế chấp, vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp. Giờ đây, thị trường biến động mạnh, nguồn tín dụng bị siết chặt nhằm chống lạm phát nên một số chủ đầu tư đang đứng bên bờ vực phá sản.
Sai lầm lớn nhất của các chủ đầu tư dự án bất động sản là chỉ quan tâm đến việc kinh doanh như thế nào để thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
Trong lúc kinh tế khó khăn, các nguồn tín dụng bị thắt chặt đột ngột đang làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản điêu đứng.
Hàng loạt dự án bất động sản bị đình lại, không biết bao giờ mới tiếp tục triển khai. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phá sản khi kỳ đáo hạn ngân hàng đang đến gần.
90% dự án đang nợ vốn ngân hàng
Theo thống kê của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường bất động sản, có đến 90% số dự án đất nền, căn hộ, chung cư... đang triển khai trên thị trường đều phải vay vốn ngân hàng. Theo ông Nguyễn Ngọc Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Năm Ngôi Sao Việt, nếu thị trường tiếp tục suy thoái, lãi suất cao hơn 20% kéo dài thì sẽ làm các chủ đầu tư dự án lao đao.
Các kênh tín dụng cạn kiệt, việc huy động qua thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thứ cấp, khách hàng... cũng gặp nhiều khó khăn, rủi ro càng lớn. Nguồn vốn đầu tư cho mỗi dự án bất động sản lên tới vài chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Nếu vay ngân hàng với lãi suất như trên thì sẽ không có lời, thậm chí là lỗ nặng. Sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn và khốc liệt của thị trường bất động sản.
Trước đây, các chủ đầu tư dự án bất động sản thường tập trung vốn chủ sở hữu làm chi phí đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, phát triển dự án nhằm mục đích thế chấp, vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp. Giờ đây, thị trường biến động mạnh, nguồn tín dụng bị siết chặt nhằm chống lạm phát nên một số chủ đầu tư đang đứng bên bờ vực phá sản.
Sai lầm lớn nhất của các chủ đầu tư dự án bất động sản là chỉ quan tâm đến việc kinh doanh như thế nào để thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
Họ tăng giá vô tội vạ, không biết giữ khách hàng, không quan tâm đến người mua nên giờ đây họ đang phải trả giá đắt. Bản thân một số chủ đầu tư không hề có kế hoạch, chiến lược bài bản lâu dài, chuẩn bị nguồn tài chính tốt để ứng phó với những tình huống tồi tệ nhất. “Họ chỉ có một thứ duy nhất là đất, mang thế chấp để vay vốn ngân hàng rồi đầu tư dàn trải một cách vô tội vạ sang hai, ba dự án khác.
Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao thì nguy cơ phá sản nhiều dự án sẽ xảy ra, dẫn đến cuộc đào thải trên thị trường là rất lớn” - một chuyên gia phân tích thị trường bất động sản nhận xét.
Tuy nhiên, theo nhiều chủ đầu tư bất động sản, thị trường chưa đến mức bi quan, đổ vỡ hàng loạt được. Giá bất động sản xuống thấp chỉ là cơ hội cho những người nắm tiền trong tay thâu tóm được những dự án bất động sản tốt dưới giá vốn để mở rộng thị phần.
Lúc đó, các chủ đầu tư trong nước cảm thấy quyền lợi bị tổn hại, họ sẽ liên doanh với nhau hoặc chỉ bán một phần dự án cho nhà đầu tư nước ngoài để trang trải trong lúc khó khăn. Các chủ đầu tư mạnh có cơ hội sàng lọc dự án tốt, pháp lý ổn định, khả năng sinh lợi cao với giá hợp lý.
Vẫn còn những tia hy vọng
Tuy nhiên, trong lúc thị trường đang gặp khó khăn vẫn có đơn vị công bố dự án. Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Tấn Hưng vừa công bố dự án gần 20 ha ở Nam Sài Gòn với tổng vốn đầu tư lên tới một tỷ USD. Theo chủ đầu tư này, dù hiện tại thị trường không thuận lợi nhưng dự án hướng đến tương lai hai, ba năm nữa. Công ty chuẩn bị rất kỹ bằng vốn điều lệ 500 tỷ đồng, đồng thời vẫn phải kêu gọi thêm vốn đầu tư cho dự án.
Công ty Địa ốc Sacomreal từng nổi lên như chủ đầu tư tiên phong trong việc huy động vốn bằng trái phiếu bất động sản rất thành công nhưng trong đợt sụt giảm này họ cũng lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan. “Chúng tôi phát hành trái phiếu bất động sản là nhằm hạn chế phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Nhưng vào lúc thị trường không ổn định thì với lãi suất cao, giá và chi phí tăng, sức mua lại giảm mạnh nên chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn” - ông Bùi Tiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Sacomreal, cho biết.
Theo ông Thắng, các dự án đang triển khai bắt buộc phải đầu tư dứt điểm bởi nhu cầu nhà cho người dân vẫn còn rất lớn. Công ty chấp nhận thử thách để đưa nguồn cung ra thị trường mặc dù biết thời gian kéo dài sẽ đè nặng chi phí lên sản phẩm của dự án.
Sacomreal vẫn cố gắng thực hiện cho đến khi thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn. Các dự án mới khó khăn quá sẽ phải tạm ngưng đầu tư.
Thị trường bất động sản thời gian qua tăng, sốt giá là do đầu cơ “lướt sóng” đẩy lên quá cao, tạo ra hiện tượng bong bóng, sốt ảo. Giờ giá bất động sản một số dự án đã giảm trên 60%, sát với giá trị thực là cơ hội cho các nhà đầu tư trường vốn, ít phụ thuộc vào ngân hàng đặt niềm tin vào thị trường bất động sản trong tương lai.
(Theo Pháp luật Tp.HCM)