Bất động sản: Vài điểm sáng trong đám mây màu xám
Dấu ấn để lại đối với bất động sản trong năm 2010 chính là những chính sách được ban hành đúng thời điểm
Có thể nói, dấu ấn để lại đối với bất động sản trong năm 2010 chính là những chính sách được ban hành nhằm đúng vào những lúc cả khách hàng lẫn chủ đầu tư đều cần đến một khuôn khổ pháp lý mang tính đột phá. Nghị định 71 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở được xem như một điểm sáng về chính sách để phần nào hạn chế được khái niệm mà xưa nay nhiều người vẫn dùng và đổ tội “do cơ chế”.
Với nhiều điều khoản mới và đột phá như: xóa bỏ hình thức huy động vốn thông qua hợp đồng viết tay, chấp nhận tính pháp lý của chung cư mini, cho phép 20% giao dịch không qua sàn, quy định chi tiết các vấn đề và đối tượng được mua nhà ở xã hội... Nghị định 71 được xem như một lời giải góp phần đưa thị trường tiệm cận với hai từ: chuyên nghiệp.
Chính sách “đột phá” thị trường
Thế nhưng, với không ít chủ đầu tư, đặc biệt là chủ của những dự án căn hộ chung cư, Nghị định 71 cũng vô tình siết lại các mối làm ăn vốn đã mang lại tính thanh khoản cao cũng như những khoản lợi nhuận kếch xù cho họ trong nhiều năm qua. Đó là việc sàng lọc các nhà đầu tư thứ cấp - lực lượng đóng vai trò chính trong việc làm tăng hay giảm tỷ lệ giao dịch trên thị trường.
Nghị định 71 ra đời coi như đã “tịch thu” mất cần câu cơm của họ bởi không cho phép nhà đầu tư thứ cấp ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Huân chương nào cũng có hai mặt, và viễn cảnh thị trường vẫn ảm đạm trong những tháng cuối năm được xem là có nguyên nhân không nhỏ từ điều khoản trên.
Một quy định khác của Nghị định 71 cũng gây không ít tranh cãi, đó chính là việc quy định chủ đầu tư được phép bán 20% số căn hộ của một dự án mà không phải qua sàn giao dịch. Giới chuyên môn nhận định, đây là quy định “mở” của cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tìm kiếm và theo đuổi các dự án ngày càng khó khăn. 20% không phải qua sàn cũng được xem như chút ưu ái cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời nó cũng được xem như một chút “của để dành”, sử dụng cho những lúc cần thiết, ngoại giao...
Thế nhưng, chỉ có điều những gì diễn ra trên thực tế lại đi quá xa so với những quy định trên giấy. Trong một lần nói về kết quả triển khai điều khoản trên cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện có đến 80% các doanh nghiệp vi phạm về tỷ lệ giao dịch qua sàn.
Thậm chí, lãnh đạo Bộ còn “tiết lộ”, có doanh nghiệp mang tiếng bán qua sàn đúng 80% theo quy định nhưng thực tế toàn bộ trong số đó lại bán cho những “địa chỉ” đã được xác định trước, sàn chỉ là nơi hợp thức hóa giao dịch mà thôi.
Ngoài ra, còn một số chính sách được cơ quan quản lý ban hành trong năm qua như “cấm sử dụng chung cư làm văn phòng”, “quy định chi tiết về đối tượng mua nhà ở xã hội”, “thừa nhận sở hữu chung cư mini”... cũng ít nhiều tạo được dấu ấn trên thị trường BĐS cũng như đối với nền kinh tế, dư luận xã hội, trong đó bao gồm cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.
Điểm sáng và những kỳ vọng
Có một thực tế dù không muốn nhưng vẫn phải thừa nhận, đó là trong khi những tín hiệu về nền kinh tế đang được cải thiện dần trong suốt cả năm qua thì thị trường bất động sản lại càng trở nên kém sôi động hơn, ngay cả so với năm 2009 – năm kinh tế thế giới và trong nước rơi vào khó khăn, suy giảm. Thực tế đó đã đi ngược lại với những khái niệm vốn vẫn được các chuyên gia đưa ra – “bất động sản là hàn thử biểu của nền kinh tế”.
Thế nhưng, trong một đám mây màu xám đó, người ta vẫn thấy lộ ra một vài điểm sáng từ những ngôi sao dù nó chỉ là bé nhỏ. Những ngôi sao đó không gì khác chính là những dự án vẫn bán chạy, những doanh nghiệp địa ốc vẫn có tăng trưởng vượt mục tiêu từ ngành nghề chính.
Những dự án mà có thể do “tiếng tăm”, do vị trí, thiết kế hay đơn giản chỉ là do cách bán hàng, tiếp thị của chủ đầu tư... nên lượng giao dịch tưởng chừng như không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế hay sự khó tính của khách hàng.
Trong một lần chia sẻ với người viết, đại diện tập đoàn Indochina Land cho hay, trong suốt thời gian thị trường trầm lắng thì công ty này vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng ở tất cả các dự án bán căn hộ, đồng thời kỳ vọng doanh thu sẽ đạt khoảng 40 triệu USD trong năm nay.
Ngay cả với những dự án bán lẻ, văn phòng, resort và căn hộ dịch vụ mà công ty này đang vận hành, tỉ lệ lấp đầy, công suất thuê vẫn ở mức tốt, nhiều hợp đồng mới được ký kết, nhiều khách thuê cũ có nhu cầu mở rộng địa điểm, các dự án resort luôn có tỉ lệ lấp đầy phòng cao.
Kết thúc năm 2010, Indochina Land vẫn “kiếm” được 21,5 triệu USD từ việc bán tất cả các dự án chỉ trong vòng 2 quý cuối năm. Riêng đối với dự án Indochina Plaza Hà Nội, nếu tính cả 2 tháng mở bán cuối năm 2009, chỉ với 390 căn hộ, dự án này đã mang về cho tập đoàn này hơn 65 triệu USD.
Trước những thành công vượt ngoài mong đợi của lĩnh vực bất động sản, Tổng giám đốc Indochina Capiatal, Peter Rider cho biết cuối tháng 11/2010, tập đoàn này vừa quyết định rót thêm 180 triệu USD vào bất động sản bằng việc công bố đóng Quỹ bất động sản thứ 3 của tập đoàn.
Không chỉ Indochina Capital thành công trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm vì vắng bóng người mua. Trong hai tháng cuối năm 2010, dường như những ai quan tâm đến bất động sản cũng đều biết đến “hiện tượng Nam Cường” tái xuất tại dự án Lê Văn Lương Residentials thuộc khu đô thị mới Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội do tập đoàn này làm chủ đầu tư.
Vào cuối tháng 10/2010, trong lần mở bán thứ nhất hơn 100 căn hộ CT7D, chỉ sau 3 giờ mở bán, 100% căn hộ đã được bán hết trong sự tiếc nuối của những người đăng ký từ sớm nhưng không mua được.
Rồi đến hai lần mở bán tiếp theo trong tháng 11, do số người đăng ký lớn hơn nhiều số căn hộ bán ra, tập đoàn này đã phải áp dụng lại chiêu thức “bốc thăm quyền mua căn hộ”.
“Thành công vượt cả ngoài mong đợi chính là minh chứng rõ ràng nhất phản bác lại những tin đồn ác ý của dư luận cho rằng Nam Cường sắp phá sản sau sự ra đi của vị chủ tịch một năm trước”, Tổng giám đốc Trần Oanh của Tập đoàn Nam Cường tâm sự.
Ngoài những dự án, doanh nghiệp kể trên còn có một số doanh nghiệp bất động sản khác vẫn đứng vững và gặt hái được thành công trong bối cảnh thị trường trầm lắng suốt cả năm. Dẫu không nhiều nhưng những thành công đó cũng là điều khiến cho các doanh nghiệp khác phải xem xét, suy nghĩ.
Còn xét trên bình diện kinh tế và xu hướng thị trường, những điểm sáng về bán hàng và lợi nhuận của một số doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối năm 2010, có thể được xem như những tín hiệu tốt lành trên thị trường trong năm 2011. Nhưng cũng cần lưu ý, trong bối cảnh mà thể chế và chính sách quản lý cũng như những hoạt động trên thị trường bất động sản vẫn còn nhiều hạn chế, thì kỳ vọng về một thị trường ổn định, bền vững và minh bạch mới vẫn là điều mà cả xã hội đang hướng tới.
Với nhiều điều khoản mới và đột phá như: xóa bỏ hình thức huy động vốn thông qua hợp đồng viết tay, chấp nhận tính pháp lý của chung cư mini, cho phép 20% giao dịch không qua sàn, quy định chi tiết các vấn đề và đối tượng được mua nhà ở xã hội... Nghị định 71 được xem như một lời giải góp phần đưa thị trường tiệm cận với hai từ: chuyên nghiệp.
Chính sách “đột phá” thị trường
Thế nhưng, với không ít chủ đầu tư, đặc biệt là chủ của những dự án căn hộ chung cư, Nghị định 71 cũng vô tình siết lại các mối làm ăn vốn đã mang lại tính thanh khoản cao cũng như những khoản lợi nhuận kếch xù cho họ trong nhiều năm qua. Đó là việc sàng lọc các nhà đầu tư thứ cấp - lực lượng đóng vai trò chính trong việc làm tăng hay giảm tỷ lệ giao dịch trên thị trường.
Nghị định 71 ra đời coi như đã “tịch thu” mất cần câu cơm của họ bởi không cho phép nhà đầu tư thứ cấp ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Huân chương nào cũng có hai mặt, và viễn cảnh thị trường vẫn ảm đạm trong những tháng cuối năm được xem là có nguyên nhân không nhỏ từ điều khoản trên.
Một quy định khác của Nghị định 71 cũng gây không ít tranh cãi, đó chính là việc quy định chủ đầu tư được phép bán 20% số căn hộ của một dự án mà không phải qua sàn giao dịch. Giới chuyên môn nhận định, đây là quy định “mở” của cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tìm kiếm và theo đuổi các dự án ngày càng khó khăn. 20% không phải qua sàn cũng được xem như chút ưu ái cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời nó cũng được xem như một chút “của để dành”, sử dụng cho những lúc cần thiết, ngoại giao...
Thế nhưng, chỉ có điều những gì diễn ra trên thực tế lại đi quá xa so với những quy định trên giấy. Trong một lần nói về kết quả triển khai điều khoản trên cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện có đến 80% các doanh nghiệp vi phạm về tỷ lệ giao dịch qua sàn.
Thậm chí, lãnh đạo Bộ còn “tiết lộ”, có doanh nghiệp mang tiếng bán qua sàn đúng 80% theo quy định nhưng thực tế toàn bộ trong số đó lại bán cho những “địa chỉ” đã được xác định trước, sàn chỉ là nơi hợp thức hóa giao dịch mà thôi.
Ngoài ra, còn một số chính sách được cơ quan quản lý ban hành trong năm qua như “cấm sử dụng chung cư làm văn phòng”, “quy định chi tiết về đối tượng mua nhà ở xã hội”, “thừa nhận sở hữu chung cư mini”... cũng ít nhiều tạo được dấu ấn trên thị trường BĐS cũng như đối với nền kinh tế, dư luận xã hội, trong đó bao gồm cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.
Điểm sáng và những kỳ vọng
Có một thực tế dù không muốn nhưng vẫn phải thừa nhận, đó là trong khi những tín hiệu về nền kinh tế đang được cải thiện dần trong suốt cả năm qua thì thị trường bất động sản lại càng trở nên kém sôi động hơn, ngay cả so với năm 2009 – năm kinh tế thế giới và trong nước rơi vào khó khăn, suy giảm. Thực tế đó đã đi ngược lại với những khái niệm vốn vẫn được các chuyên gia đưa ra – “bất động sản là hàn thử biểu của nền kinh tế”.
Thế nhưng, trong một đám mây màu xám đó, người ta vẫn thấy lộ ra một vài điểm sáng từ những ngôi sao dù nó chỉ là bé nhỏ. Những ngôi sao đó không gì khác chính là những dự án vẫn bán chạy, những doanh nghiệp địa ốc vẫn có tăng trưởng vượt mục tiêu từ ngành nghề chính.
Những dự án mà có thể do “tiếng tăm”, do vị trí, thiết kế hay đơn giản chỉ là do cách bán hàng, tiếp thị của chủ đầu tư... nên lượng giao dịch tưởng chừng như không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế hay sự khó tính của khách hàng.
Trong một lần chia sẻ với người viết, đại diện tập đoàn Indochina Land cho hay, trong suốt thời gian thị trường trầm lắng thì công ty này vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng ở tất cả các dự án bán căn hộ, đồng thời kỳ vọng doanh thu sẽ đạt khoảng 40 triệu USD trong năm nay.
Ngay cả với những dự án bán lẻ, văn phòng, resort và căn hộ dịch vụ mà công ty này đang vận hành, tỉ lệ lấp đầy, công suất thuê vẫn ở mức tốt, nhiều hợp đồng mới được ký kết, nhiều khách thuê cũ có nhu cầu mở rộng địa điểm, các dự án resort luôn có tỉ lệ lấp đầy phòng cao.
Kết thúc năm 2010, Indochina Land vẫn “kiếm” được 21,5 triệu USD từ việc bán tất cả các dự án chỉ trong vòng 2 quý cuối năm. Riêng đối với dự án Indochina Plaza Hà Nội, nếu tính cả 2 tháng mở bán cuối năm 2009, chỉ với 390 căn hộ, dự án này đã mang về cho tập đoàn này hơn 65 triệu USD.
Trước những thành công vượt ngoài mong đợi của lĩnh vực bất động sản, Tổng giám đốc Indochina Capiatal, Peter Rider cho biết cuối tháng 11/2010, tập đoàn này vừa quyết định rót thêm 180 triệu USD vào bất động sản bằng việc công bố đóng Quỹ bất động sản thứ 3 của tập đoàn.
Không chỉ Indochina Capital thành công trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm vì vắng bóng người mua. Trong hai tháng cuối năm 2010, dường như những ai quan tâm đến bất động sản cũng đều biết đến “hiện tượng Nam Cường” tái xuất tại dự án Lê Văn Lương Residentials thuộc khu đô thị mới Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội do tập đoàn này làm chủ đầu tư.
Vào cuối tháng 10/2010, trong lần mở bán thứ nhất hơn 100 căn hộ CT7D, chỉ sau 3 giờ mở bán, 100% căn hộ đã được bán hết trong sự tiếc nuối của những người đăng ký từ sớm nhưng không mua được.
Rồi đến hai lần mở bán tiếp theo trong tháng 11, do số người đăng ký lớn hơn nhiều số căn hộ bán ra, tập đoàn này đã phải áp dụng lại chiêu thức “bốc thăm quyền mua căn hộ”.
“Thành công vượt cả ngoài mong đợi chính là minh chứng rõ ràng nhất phản bác lại những tin đồn ác ý của dư luận cho rằng Nam Cường sắp phá sản sau sự ra đi của vị chủ tịch một năm trước”, Tổng giám đốc Trần Oanh của Tập đoàn Nam Cường tâm sự.
Ngoài những dự án, doanh nghiệp kể trên còn có một số doanh nghiệp bất động sản khác vẫn đứng vững và gặt hái được thành công trong bối cảnh thị trường trầm lắng suốt cả năm. Dẫu không nhiều nhưng những thành công đó cũng là điều khiến cho các doanh nghiệp khác phải xem xét, suy nghĩ.
Còn xét trên bình diện kinh tế và xu hướng thị trường, những điểm sáng về bán hàng và lợi nhuận của một số doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối năm 2010, có thể được xem như những tín hiệu tốt lành trên thị trường trong năm 2011. Nhưng cũng cần lưu ý, trong bối cảnh mà thể chế và chính sách quản lý cũng như những hoạt động trên thị trường bất động sản vẫn còn nhiều hạn chế, thì kỳ vọng về một thị trường ổn định, bền vững và minh bạch mới vẫn là điều mà cả xã hội đang hướng tới.