BIDV và 6 điểm quan tâm của nhà đầu tư
Nợ xấu, mức giá khởi điểm, rủi ro hoạt động, chính sách cổ tức… là những điểm nhà đầu tư quan tâm trước thềm IPO của BIDV
Nợ xấu, mức giá khởi điểm, rủi ro hoạt động, chính sách cổ tức… là những điểm nhà đầu tư quan tâm tại buổi công bố thông tin trước thêm IPO của BIDV.
Sáng nay (10/12), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) tổ chức buổi roadshow công bố thông tin trước thềm sự kiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 28/12 tới.
“Sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào” là khẳng định từ ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, mở đầu cho phần đối thoại với nhà đầu tư. Phần lớn các câu hỏi đặt ra tại đây đều đến từ các nhà đầu tư tổ chức.
Tựu trung, có 6 điểm quan tâm chính được đặt ra.
1. Nợ xấu của BIDV có “thực”?
Nhà đầu tư đặt vấn đề rằng con số nợ xấu hiện nay dưới 3% mà BIDV đưa ra có phản ánh thực sự chất lượng nợ của ngân hàng, có “thực” nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế hay không.
Một lần nữa đại diện lãnh đạo BIDV khẳng định về chất lượng của con số đưa ra với công chúng, đi kèm với lưu ý rằng: việc phân loại nợ của ngân hàng này được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, được kiểm toán xác nhận.
Ông Trần Bắc Hà cũng cho rằng, tiêu chuẩn phân loại đó là tiếp cận dần các chuẩn mực quốc tế và tốt hơn so với nhiều thành viên khác khi vẫn đang phân loại theo Điều 6 Quyết định 493. “Ví dụ, nợ của khách hàng chúng tôi xếp ở nhóm 2 nhưng ở nhiều ngân hàng khác thì phân loại vào nhóm 1. Ở đây có sự bấp cập trong hệ thống và bất bình đẳng giữa các ngân hàng”, ông Hà nói.
Phía BIDV cũng bổ sung thêm thông tin rằng, do trong 5 năm qua, tăng trưởng tín dụng bình quân của họ chỉ là 25%, trong khi bình quân hệ thống là 33%; tăng trưởng nợ thấp hơn nên có điều kiện để kiểm soát chất lượng thuận lợi hơn.
Hiện BIDV đã thực hiện trích dự phòng khoảng 140% so với số lượng nợ xấu. Và ông Hà nói rằng: “Chúng tôi yêm tâm”.
2. Sẽ có tác động từ chính sách?
Câu hỏi đầu tiên từ nhà đầu tư đặt ra là vì sao BIDV lại IPO vào thời điểm khó khăn này của thị trường? Một điểm đáng chú ý là nhà đầu tư cũng đặt vấn đề, về yếu tố thời điểm, BIDV có nhiều áp lực hơn so với hai “ông lớn” đi trước là Vietcombank và VietinBank, và từ đây dẫn đến bất lợi trong tương quan giá.
Như trả lời trước đó, ông Trần Bắc Hà cho rằng đây là quyết tâm của Chính phủ trong quá trình cổ phần hóa. Thực tế BIDV đã trình đề án từ tháng 9/2011, nhưng phải đến 28/11 Chính phủ mới quyết định.
Về yếu tố thời điểm, Chủ tịch BIDV lạc quan khi cho rằng đây chưa hẳn là thời điểm quá xấu của thị trường. Mặt khác, với một thị trường mà yếu tố tâm lý có tác động quan trọng, thì nhiều khả năng bối cảnh mà IPO chính thức diễn ra có thể sẽ có sự cải thiện chung. Đó là khả năng mà ông Hà tính tới, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách quan trọng và tác động tốt tới thị trường.
3. Cơ sở nào cho mức giá khởi điểm 18.500 đồng?
Trước câu hỏi này, đại diện lãnh đạo BIDV giải thích: mức giá đó được xác định trên cơ sở giá trị nội tại của doanh nghiệp - đã được tính toán và xác nhận của Kiểm toán Nhà nước.
Bên lề câu hỏi này, trước đó, lãnh đạo BIDV cũng cho rằng nếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhìn vào mức giá trị doanh nghiệp đã công bố thì có thể đưa ra một tính toán tương đối sát với mức giá khởi điểm đã công bố đó.
Phía BIDV cho biết thêm, mức 18.500 đồng đã được tính toán thận trọng, có chiết khấu ở yếu tố thanh khoản khi chưa niêm yết chính thức trên sàn.
Liên quan đến yếu tố giá, một số ý kiến cho rằng tỷ lệ đưa ra đấu giá là quá nhỏ, chỉ 3%. Nếu một tỷ lệ lớn hơn, cung lớn hơn có thể sẽ tác động đến khả năng thành công cũng như yếu tố giá.
Về điểm này, tại cuộc họp báo vừa qua, lãnh đạo BIDV nhìn nhận ở sự tương quan khối lượng chào bán của hai thành viên đi trước là Vietcombank và VietinBank. Và đó là một tỷ lệ được cho là thích hợp với quy mô vốn của BIDV hiện nay cũng như trong tương quan quy mô của hai ngân hàng đó tại thời điểm IPO trước đây.
Còn phát biểu tại buổi roadshow, ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, nêu quan điểm: chủ trương của Chính phủ là bán từng phần và bán dần dần…
4. Có tới 42 tổ chức tầm cỡ “đặt vấn đề”
Theo đề án cổ phần hóa, BIDV sẽ bán 15% cổ phần cho 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Điều mà nhà đầu tư quan tâm là các tiêu chí để xác định, cơ sở để tìm kiếm và lựa chọn.
Trả lời câu hỏi này, lãnh đạo BIDV cho biết các tiêu chí lựa chọn sẽ tuân thủ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian qua, BIDV đã tiếp nhiều tổ chức tới tìm hiểu và đặt vấn đề. Đó là 42 định chế tài chính tầm cỡ trên thế giới, theo lời lãnh đạo ngân hàng này. Qua đó, BIDV sẽ phối hợp với tổ chức tư vấn, nghiên cứu để đàm phán và lựa chọn. Dự kiến 9 tháng sau IPO công đoạn này sẽ thực hiện xong.
Một điểm được cho là thuận lợi khi BIDV lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là cơ chế giá được thực hiện theo thỏa thuận, chứ không nhất thiết phải “căn” theo mức giá hình thành qua IPO.
5. Tham gia tái cấu trúc không ảnh hưởng đến hoạt động
Nội dung này không đặt ra từ nhà đầu tư, nhưng ông Trần Bắc Hà chủ động thông tin với những khẳng định đáng chú ý.
Ông Hà cho biết, việc tham giá tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới, cụ thể là kế hoạch hợp nhất ba ngân hàng thương mại là SCB, TinNghiaBank và Ficombank hiện nay, là nhiệm vụ được giao. Các nguồn vốn cho kế hoạch tái cấu trúc này, hỗ trợ việc hợp nhất không nằm trong bảng cân đối kế toán của BIDV.
Theo đó, ông Hà khẳng định: “Việc tham gia tái cấu trúc hệ thống sẽ không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, đến kết quả kinh doanh của BIDV”.
BIDV sẽ tham gia quản trị, điều hành ngân hàng từ hợp nhất trước, trong và sau khi hợp nhất. Hiện 3 phó tổng giám đốc cùng 22 cán bộ của BIDV đã được điều động để trực tiếp khảo sát, tìm hiểu chi tiết và toàn diện tại các thành viên tham gia lần hợp nhất này.
6. Cam kết đảm bảo lợi ích cổ đông
Có những vấn đề trong hoạt động của BIDV có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư và cổ đông, được đặt ra tại buổi roadshow.
Cụ thể, bên cạnh lợi ích chung được ủng hộ, hoạt động xã hội của ngân hàng này cũng cần được xem xét sòng phẳng khi liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Điều này được nhà đầu tư đặt ra khi BIDV có lịch sử và truyền thống là một ngân hàng “bao cấp” và “phân phối” tín dụng; thường đi đầu trong các chương trình giảm lãi suất ủng hộ chính sách.
Sự rạch ròi ở đây là như vậy có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay không, khi năm 2009 họ có tới 9 lần giảm lãi suất, năm 2011 đã có 3 lần và lãi suất cho vay mức cao hiện chỉ khoảng 16%/năm, trong khi nhiều nhà băng khác phổ biến từ 18% - 20%, thậm chí cao hơn.
Bên cạnh sự chia sẻ với các khách hàng, doanh nghiệp cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cũng là một nét văn hóa của doanh nghiệp, ông Hà khẳng định rằng, các hoạt động đó sau cổ phần hóa vẫn là trọng tâm của BIDV với một tỷ lệ phù hợp và không làm phương hại đến lợi ích các cổ đông.
Liên quan đến lợi ích cổ đông, tại buổi đối thoại trên, lãnh đạo BIDV đưa ra cam kết: sau cổ phần hóa, chính sách cổ tức sẽ được thực hiện theo hướng cạnh tranh so với các ngân hàng khác và sẽ không thấp hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các thời điểm xác định, và đó sẽ là mức tối thiểu.
Sáng nay (10/12), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) tổ chức buổi roadshow công bố thông tin trước thềm sự kiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 28/12 tới.
“Sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào” là khẳng định từ ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, mở đầu cho phần đối thoại với nhà đầu tư. Phần lớn các câu hỏi đặt ra tại đây đều đến từ các nhà đầu tư tổ chức.
Tựu trung, có 6 điểm quan tâm chính được đặt ra.
1. Nợ xấu của BIDV có “thực”?
Nhà đầu tư đặt vấn đề rằng con số nợ xấu hiện nay dưới 3% mà BIDV đưa ra có phản ánh thực sự chất lượng nợ của ngân hàng, có “thực” nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế hay không.
Một lần nữa đại diện lãnh đạo BIDV khẳng định về chất lượng của con số đưa ra với công chúng, đi kèm với lưu ý rằng: việc phân loại nợ của ngân hàng này được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, được kiểm toán xác nhận.
Ông Trần Bắc Hà cũng cho rằng, tiêu chuẩn phân loại đó là tiếp cận dần các chuẩn mực quốc tế và tốt hơn so với nhiều thành viên khác khi vẫn đang phân loại theo Điều 6 Quyết định 493. “Ví dụ, nợ của khách hàng chúng tôi xếp ở nhóm 2 nhưng ở nhiều ngân hàng khác thì phân loại vào nhóm 1. Ở đây có sự bấp cập trong hệ thống và bất bình đẳng giữa các ngân hàng”, ông Hà nói.
Phía BIDV cũng bổ sung thêm thông tin rằng, do trong 5 năm qua, tăng trưởng tín dụng bình quân của họ chỉ là 25%, trong khi bình quân hệ thống là 33%; tăng trưởng nợ thấp hơn nên có điều kiện để kiểm soát chất lượng thuận lợi hơn.
Hiện BIDV đã thực hiện trích dự phòng khoảng 140% so với số lượng nợ xấu. Và ông Hà nói rằng: “Chúng tôi yêm tâm”.
2. Sẽ có tác động từ chính sách?
Câu hỏi đầu tiên từ nhà đầu tư đặt ra là vì sao BIDV lại IPO vào thời điểm khó khăn này của thị trường? Một điểm đáng chú ý là nhà đầu tư cũng đặt vấn đề, về yếu tố thời điểm, BIDV có nhiều áp lực hơn so với hai “ông lớn” đi trước là Vietcombank và VietinBank, và từ đây dẫn đến bất lợi trong tương quan giá.
Như trả lời trước đó, ông Trần Bắc Hà cho rằng đây là quyết tâm của Chính phủ trong quá trình cổ phần hóa. Thực tế BIDV đã trình đề án từ tháng 9/2011, nhưng phải đến 28/11 Chính phủ mới quyết định.
Về yếu tố thời điểm, Chủ tịch BIDV lạc quan khi cho rằng đây chưa hẳn là thời điểm quá xấu của thị trường. Mặt khác, với một thị trường mà yếu tố tâm lý có tác động quan trọng, thì nhiều khả năng bối cảnh mà IPO chính thức diễn ra có thể sẽ có sự cải thiện chung. Đó là khả năng mà ông Hà tính tới, Chính phủ có thể đưa ra những chính sách quan trọng và tác động tốt tới thị trường.
3. Cơ sở nào cho mức giá khởi điểm 18.500 đồng?
Trước câu hỏi này, đại diện lãnh đạo BIDV giải thích: mức giá đó được xác định trên cơ sở giá trị nội tại của doanh nghiệp - đã được tính toán và xác nhận của Kiểm toán Nhà nước.
Bên lề câu hỏi này, trước đó, lãnh đạo BIDV cũng cho rằng nếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhìn vào mức giá trị doanh nghiệp đã công bố thì có thể đưa ra một tính toán tương đối sát với mức giá khởi điểm đã công bố đó.
Phía BIDV cho biết thêm, mức 18.500 đồng đã được tính toán thận trọng, có chiết khấu ở yếu tố thanh khoản khi chưa niêm yết chính thức trên sàn.
Liên quan đến yếu tố giá, một số ý kiến cho rằng tỷ lệ đưa ra đấu giá là quá nhỏ, chỉ 3%. Nếu một tỷ lệ lớn hơn, cung lớn hơn có thể sẽ tác động đến khả năng thành công cũng như yếu tố giá.
Về điểm này, tại cuộc họp báo vừa qua, lãnh đạo BIDV nhìn nhận ở sự tương quan khối lượng chào bán của hai thành viên đi trước là Vietcombank và VietinBank. Và đó là một tỷ lệ được cho là thích hợp với quy mô vốn của BIDV hiện nay cũng như trong tương quan quy mô của hai ngân hàng đó tại thời điểm IPO trước đây.
Còn phát biểu tại buổi roadshow, ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, nêu quan điểm: chủ trương của Chính phủ là bán từng phần và bán dần dần…
4. Có tới 42 tổ chức tầm cỡ “đặt vấn đề”
Theo đề án cổ phần hóa, BIDV sẽ bán 15% cổ phần cho 1 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Điều mà nhà đầu tư quan tâm là các tiêu chí để xác định, cơ sở để tìm kiếm và lựa chọn.
Trả lời câu hỏi này, lãnh đạo BIDV cho biết các tiêu chí lựa chọn sẽ tuân thủ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian qua, BIDV đã tiếp nhiều tổ chức tới tìm hiểu và đặt vấn đề. Đó là 42 định chế tài chính tầm cỡ trên thế giới, theo lời lãnh đạo ngân hàng này. Qua đó, BIDV sẽ phối hợp với tổ chức tư vấn, nghiên cứu để đàm phán và lựa chọn. Dự kiến 9 tháng sau IPO công đoạn này sẽ thực hiện xong.
Một điểm được cho là thuận lợi khi BIDV lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là cơ chế giá được thực hiện theo thỏa thuận, chứ không nhất thiết phải “căn” theo mức giá hình thành qua IPO.
5. Tham gia tái cấu trúc không ảnh hưởng đến hoạt động
Nội dung này không đặt ra từ nhà đầu tư, nhưng ông Trần Bắc Hà chủ động thông tin với những khẳng định đáng chú ý.
Ông Hà cho biết, việc tham giá tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian tới, cụ thể là kế hoạch hợp nhất ba ngân hàng thương mại là SCB, TinNghiaBank và Ficombank hiện nay, là nhiệm vụ được giao. Các nguồn vốn cho kế hoạch tái cấu trúc này, hỗ trợ việc hợp nhất không nằm trong bảng cân đối kế toán của BIDV.
Theo đó, ông Hà khẳng định: “Việc tham gia tái cấu trúc hệ thống sẽ không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, đến kết quả kinh doanh của BIDV”.
BIDV sẽ tham gia quản trị, điều hành ngân hàng từ hợp nhất trước, trong và sau khi hợp nhất. Hiện 3 phó tổng giám đốc cùng 22 cán bộ của BIDV đã được điều động để trực tiếp khảo sát, tìm hiểu chi tiết và toàn diện tại các thành viên tham gia lần hợp nhất này.
6. Cam kết đảm bảo lợi ích cổ đông
Có những vấn đề trong hoạt động của BIDV có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư và cổ đông, được đặt ra tại buổi roadshow.
Cụ thể, bên cạnh lợi ích chung được ủng hộ, hoạt động xã hội của ngân hàng này cũng cần được xem xét sòng phẳng khi liên quan đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Điều này được nhà đầu tư đặt ra khi BIDV có lịch sử và truyền thống là một ngân hàng “bao cấp” và “phân phối” tín dụng; thường đi đầu trong các chương trình giảm lãi suất ủng hộ chính sách.
Sự rạch ròi ở đây là như vậy có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay không, khi năm 2009 họ có tới 9 lần giảm lãi suất, năm 2011 đã có 3 lần và lãi suất cho vay mức cao hiện chỉ khoảng 16%/năm, trong khi nhiều nhà băng khác phổ biến từ 18% - 20%, thậm chí cao hơn.
Bên cạnh sự chia sẻ với các khách hàng, doanh nghiệp cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cũng là một nét văn hóa của doanh nghiệp, ông Hà khẳng định rằng, các hoạt động đó sau cổ phần hóa vẫn là trọng tâm của BIDV với một tỷ lệ phù hợp và không làm phương hại đến lợi ích các cổ đông.
Liên quan đến lợi ích cổ đông, tại buổi đối thoại trên, lãnh đạo BIDV đưa ra cam kết: sau cổ phần hóa, chính sách cổ tức sẽ được thực hiện theo hướng cạnh tranh so với các ngân hàng khác và sẽ không thấp hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các thời điểm xác định, và đó sẽ là mức tối thiểu.