Bỏ cổ phiếu ngân hàng, Warren Buffett quay sang “chơi lớn” với cổ phiếu dầu khí

An Huy
Chia sẻ

Trong vòng 2 năm trở lại đây, có vẻ như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư, một cách khá mạnh mẽ...

Warren Buffett - Ảnh: Bloomberg.
Warren Buffett - Ảnh: Bloomberg.

Trong suốt nhiều thập kỷ, Chủ tịch kiêm CEO Warren Buffett của Berkshire Hathaway duy trì một phương pháp tiếp cận tương đối thận trọng trong đầu tư. Ông ưa chuộng các cổ phiếu bán lẻ và ngân hàng, đồng thời giữ khoảng cách với những lĩnh vực có mức độ biến động cao hơn như công nghệ và năng lượng.

Trên thực tế, cổ phiếu các ngân hàng lớn của Mỹ luôn là một tài sản được ưa chuộng trong danh mục của nhà đầu tư huyền thoại, bởi các nhà băng này là một phần trong cơ sở hạ tầng của nước Mỹ - quốc gia mà ông luôn đặt cược như một thị trường đáng tin cậy.

Cho tới tận cuối năm 2019, Berkshire vẫn nắm cổ phần tại 4/5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Trước đó, Wells Fargo có 3 năm liên tiếp là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Berkshire, cho tới năm 2017.

BUFFETT “CHÁN” CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG, “MÊ” CỔ PHIẾU DẦU KHÍ?

Nhưng trong vòng 2 năm trở lại đây, có vẻ như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư, một cách khá mạnh mẽ. Ông đã rót hàng tỷ USD để thâu tóm cổ phiếu của các công ty năng lượng và công nghệ, đồng thời thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng. Sau khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu vào đầu năm 2020, Buffett đã bán cổ phiếu Wells Fargo, JPMorgan Chase và Goldman Sachs, cho dù nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực này đã giảm giá về mức hấp dẫn để mua vào.

“Nhìn chung, tôi thích các ngân hàng. Tôi chỉ không thích tỷ trọng phân bổ vốn, xét tới mức độ rủi ro tiềm tàng nếu các ngân hàng đưa ra kết quả kinh doanh xấu tới mức mà chúng ta chưa từng phải đón nhận”, Buffett nói với nhà đầu tư tại đại hội cổ đông của Berkshire năm 2021.

Nhiều nhà phân tích đồng tình với việc Buffett thoái vốn khỏi cổ phiếu ngân hàng.

“Việc này nói lên một điều rằng Buffett nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị cho những tình huống xấu, vì chúng ta đang ở trong một chu kỳ lạm phát kéo dài, thậm chí xảy ra tình trạng ‘stagflation’ (lạm phát cao kết hợp tăng trưởng yếu). Cổ phiếu ngân hàng có tính chu kỳ rất cao, và tất cả các chỉ báo hiện nay đều cho thấy chúng ta sẽ ở trong một môi trường lạm phát cao và lãi suất cao thêm một thời gian nữa. Điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay sẽ chịu áp lực suy giảm và hoạt động đầu tư cũng vậy”, giáo sư Phillip Phan thuộc Trường Kinh doanh, Đại học Johns Hopkins, nhận định với CNBC.

Cho dù lãi suất đang tăng - yếu tố thường giúp cổ phiếu ngân hàng tăng giá vì cải thiện tỷ suất lợi nhuận ở mảng cho vay – nhưng cổ phiếu ngân hàng Mỹ đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay, như Wells Fargo giảm 14%; JPMorgan Chase sụt 26,2%; Goldman Sachs trượt 227%... vì mối lo nền kinh tế Mỹ có thể sụt tốc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất để chống lạm phát.

Song song với việc cắt giảm nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, Buffett gom mua cổ phiếu năng lượng, cho dù nhóm cổ phiếu này đang có mức định giá cao nhất trong nhiều năm. Ông đã mua thêm những cổ phiếu như Occidental Petroleum Corp. và Chevron Inc., mặc cho định giá của hai “ông lớn” dầu khí Mỹ này đang ở đỉnh của nhiều năm trở lại đây.

Theo niêm yết thông tin mới nhất của Berkshire, công ty này mua 118,3 triệu cổ phiếu Occidental thông qua nhiều giao dịch trong thời gian từ ngày 12-16/3, nâng tổng cổ phần lên 136,4 triệu cổ phiếu, tương đương 14,6% số cổ phiếu lưu hành của hãng dầu lửa. Berkshire cũng nắm một lượng chứng quyền cho phép mua thêm 83,9 triệu cổ phiếu phổ thông của Occidental với giá 59,62 USD/cổ phiếu, cộng thêm 100.000 cổ phiếu Occidental ưu đãi.

Trước đó, Berkshire tiết lộ đã mua 9,4 triệu cổ phiếu Chevron trong quý 4 năm ngoái, nâng tổng mức nắm giữ lên 38 triệu cổ phiếu. Hiện tại, cổ phần này có trị giá 6,2 tỷ USD.

TRIỂN VỌNG SÁNG CỦA CỔ PHIẾU DẦU KHÍ Ở MỸ

Cổ phiếu Occidental đã tăng gấp đôi trong 12 tháng qua, trong khi Chevron tăng 50%, với mức định giá cùng gần đỉnh của nhiều năm. Tuy nhiên, có vẻ như Buffett tin rằng các cổ phiếu này vẫn còn dư địa tăng - theo trang OilPrice.com.

CEO Vicki Hollub của Occidental cũng gom mua mạnh cổ phiếu công ty này trên thị trường mở, ngay cả khi giá cổ phiếu này đang ở gần đỉnh của 3 năm. Theo một niêm yết thông tin, vào hôm 28/3, bà Hollub chi 789.000 USD để mua 14.191 cổ phiếu Occidental với giá bình quân 56,24 USD/cổ phiếu, nâng tổng cổ phần lên 467.282 cổ phiếu, bên cạnh 23.390 cổ phiếu Occidental mà bà nắm giữ thông qua một chương trình tiết kiệm.

Lần gần đây nhất bà Holubb mua cổ phiếu Occidental trên thị trường mở là cách đây gần 3 năm, khi bà chi 1,8 triệu USD để mua 37.460 cổ phiếu vào hôm 10/6/2019, với giá bình quân 48,15 USD/cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu Occidental có giá 59,24 USD/cổ phiếu.

Giới phân tích ở Phố Wall cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng tăn giá của cổ phiếu Occidental. Nhà phân tích John Freeman của Raymond James gần đây nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu này từ 60 USD/cổ phiếu lên 85 USD/cổ phiếu, đồng nghĩa mức tăng gần 50%.

Cổ phiếu công ty khai thác dầu đá phiến APA Corp. gần đây cũng đạt mức đỉnh 52 tuần sau khi được Mizuho nâng hạng lên “mua” từ “trung tính” trước đó. Giá mục tiêu của cổ phiếu APA được Mizuho nâng từ 38 USD/cổ phiếu lên 56 USD/cổ phiếu.

“Năng lượng hiện là lĩnh vực duy nhất có được triển vọng cải thiện chất lượng, tăng trưởng và đà tăng đồng thời, trong khi vẫn duy trì được mức định giá hấp dẫn và triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp”, nhà phân tích Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase nhận định.

Theo một báo cáo của JPMorgan Chase, cổ phiếu năng lượng vẫn có triển vọng tăng cao hơn, dù đã tăng nhiều trong 1 năm qua. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán Mỹ đang được xem là rẻ, xét tới việc nhóm năng lượng trong chỉ số S&P 500 đang có mức định giá thấp hơn nhiều so với hồi năm 2014 – thời điểm gần đây nhất giá dầu vượt 100 USD/thùng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con