Bộ Công Thương hai lần nhận trách nhiệm về thiếu điện
Tại văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nhận “để xảy ra thiếu điện có phần trách nhiệm của Bộ"
Mặc dù sẽ trả lời chất vấn trực tiếp vào đầu tuần sau, song tại văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nhận “để xảy ra thiếu điện có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương”.
Từng làm nóng các phiên thảo luận và chất vấn không chỉ tại một kỳ họp, thiếu điện nghiêm trọng, cúp điện liên miên ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhân dân trách nhiệm thuộc về ai và đã được xử lý như thế nào… đã trở lại trong nhiều chất vấn bằng văn bản gửi tới Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp này.
Bên cạnh câu hỏi này, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) còn chất vấn địa chỉ trách nhiệm đối với các dự án xây dựng nhà máy điện chậm tiến độ.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì ngay từ đầu năm, dự báo trước khả năng có thể căng thẳng về điện trong mùa khô năm 2010, Bộ và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã có những giải pháp tích cực để hạn chế.
Trong chỉ đạo của Bộ cũng đã yêu cầu huy động tối đa các nhà máy nhiệt điện, kể cả chạy dầu FO, DO có giá thành cao; trưng dụng cả các tổ máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động, mặc dầu các tổ máy này còn đang trong thời gian thử nghiệm hoặc nghiệm thu; thực hiện điều hòa, tiết giảm; kêu gọi tiết kiệm điện…
Bộ Công Thương cũng đã theo dõi, giám sát chặt chẽ hàng ngày, hàng tuần việc huy động các nguồn điện trong hệ thống điện của EVN và thấy rằng: EVN và các chủ đầu tư các nhà máy điện nói chung đã có nỗ lực nhằm đáp ứng tối đa điện năng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Nhưng cũng chỉ hạn chế mà chưa khắc phục được cơ bản và vững chắc tình trạng thiếu điện.
“Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về ngành điện, tuy không điều hành trực tiếp việc sản xuất và cung ứng điện, nhưng để xảy ra thiếu điện có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương”, Bộ trưởng trả lời.
Cũng theo văn bản trả lời của bộ, qua kiểm tra tình hình thực hiện các dự án điện, Bộ Công thương cho rằng, việc chậm tiến độ của các dự án nguồn điện do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như khó khăn khi thu xếp vốn cho dự án, công tác giải phóng mặt bằng chậm, năng lực của nhà thầu thi công dự án còn hạn chế, sự phối hợp của chủ đầu tư dự án với các tổ chức liên quan chưa thực sự tích cực để giải quyết các vướng mắc, khó khăn xảy ra trong quá trình triển khai dự án.
“Nhưng dù bất cứ lý do gì, các dự án điện chậm tiến độ, trách nhiệm trước tiên là của các chủ đầu tư, tiếp đó là trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương và một số bộ, ngành…”, Bộ trưởng Hoàng tiếp tục khẳng định.
Như vậy, Bộ trưởng đã hai lần nhận trách nhiệm trong văn bản trả lời, song đại biểu Nghĩa cho biết ông chưa hài lòng với câu trả lời này. Vì rõ ràng có nguyên nhân chủ quan, nhưng “trách nhiệm thuộc về ai và xử lý thế nào” như trong chất vấn đã đặt ra chưa được trả lời thỏa đáng.
Cũng liên quan đến trách nhiệm cụ thể, qua văn bản chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Khá muốn Bộ trưởng làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu với vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ngành được Chính phủ phân công. Và, đã có kế hoạch gì để cải thiện tình hình trong thời gian tới?
Còn đại biểu Vũ Hồng Anh chất vấn Bộ trưởng Hoàng, điều gì sẽ xảy ra nếu 2, 3 năm nữa hàng loạt nhà máy nhiệt điện đang xây dựng sẽ được đưa vào vận hành mà không đủ than?
Tại kỳ họp này, ngay từ phiên thảo luận tại hội trường đầu tiên về tình hình kinh tế xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã được mời đăng đàn trong ít phút. Bởi những câu hỏi về trách nhiệm trong tình trạng triền miên thiếu điện được nhấn mạnh tại các phát biểu từ đầu phiên thảo luận.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng nhấn mạnh, hơn 10 năm qua năm nào cũng thiếu điện, cử tri nói “các vị đừng tranh luận nữa, mà hãy làm đi cho dân nhờ”. "Kỳ họp này nên yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải đến báo cáo và giải trình trước Quốc hội để tìm giải pháp", ông Đáng đề nghị.
Từng làm nóng các phiên thảo luận và chất vấn không chỉ tại một kỳ họp, thiếu điện nghiêm trọng, cúp điện liên miên ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhân dân trách nhiệm thuộc về ai và đã được xử lý như thế nào… đã trở lại trong nhiều chất vấn bằng văn bản gửi tới Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp này.
Bên cạnh câu hỏi này, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) còn chất vấn địa chỉ trách nhiệm đối với các dự án xây dựng nhà máy điện chậm tiến độ.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì ngay từ đầu năm, dự báo trước khả năng có thể căng thẳng về điện trong mùa khô năm 2010, Bộ và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã có những giải pháp tích cực để hạn chế.
Trong chỉ đạo của Bộ cũng đã yêu cầu huy động tối đa các nhà máy nhiệt điện, kể cả chạy dầu FO, DO có giá thành cao; trưng dụng cả các tổ máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động, mặc dầu các tổ máy này còn đang trong thời gian thử nghiệm hoặc nghiệm thu; thực hiện điều hòa, tiết giảm; kêu gọi tiết kiệm điện…
Bộ Công Thương cũng đã theo dõi, giám sát chặt chẽ hàng ngày, hàng tuần việc huy động các nguồn điện trong hệ thống điện của EVN và thấy rằng: EVN và các chủ đầu tư các nhà máy điện nói chung đã có nỗ lực nhằm đáp ứng tối đa điện năng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Nhưng cũng chỉ hạn chế mà chưa khắc phục được cơ bản và vững chắc tình trạng thiếu điện.
“Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về ngành điện, tuy không điều hành trực tiếp việc sản xuất và cung ứng điện, nhưng để xảy ra thiếu điện có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương”, Bộ trưởng trả lời.
Cũng theo văn bản trả lời của bộ, qua kiểm tra tình hình thực hiện các dự án điện, Bộ Công thương cho rằng, việc chậm tiến độ của các dự án nguồn điện do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như khó khăn khi thu xếp vốn cho dự án, công tác giải phóng mặt bằng chậm, năng lực của nhà thầu thi công dự án còn hạn chế, sự phối hợp của chủ đầu tư dự án với các tổ chức liên quan chưa thực sự tích cực để giải quyết các vướng mắc, khó khăn xảy ra trong quá trình triển khai dự án.
“Nhưng dù bất cứ lý do gì, các dự án điện chậm tiến độ, trách nhiệm trước tiên là của các chủ đầu tư, tiếp đó là trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương và một số bộ, ngành…”, Bộ trưởng Hoàng tiếp tục khẳng định.
Như vậy, Bộ trưởng đã hai lần nhận trách nhiệm trong văn bản trả lời, song đại biểu Nghĩa cho biết ông chưa hài lòng với câu trả lời này. Vì rõ ràng có nguyên nhân chủ quan, nhưng “trách nhiệm thuộc về ai và xử lý thế nào” như trong chất vấn đã đặt ra chưa được trả lời thỏa đáng.
Cũng liên quan đến trách nhiệm cụ thể, qua văn bản chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Khá muốn Bộ trưởng làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu với vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ngành được Chính phủ phân công. Và, đã có kế hoạch gì để cải thiện tình hình trong thời gian tới?
Còn đại biểu Vũ Hồng Anh chất vấn Bộ trưởng Hoàng, điều gì sẽ xảy ra nếu 2, 3 năm nữa hàng loạt nhà máy nhiệt điện đang xây dựng sẽ được đưa vào vận hành mà không đủ than?
Tại kỳ họp này, ngay từ phiên thảo luận tại hội trường đầu tiên về tình hình kinh tế xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã được mời đăng đàn trong ít phút. Bởi những câu hỏi về trách nhiệm trong tình trạng triền miên thiếu điện được nhấn mạnh tại các phát biểu từ đầu phiên thảo luận.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng nhấn mạnh, hơn 10 năm qua năm nào cũng thiếu điện, cử tri nói “các vị đừng tranh luận nữa, mà hãy làm đi cho dân nhờ”. "Kỳ họp này nên yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải đến báo cáo và giải trình trước Quốc hội để tìm giải pháp", ông Đáng đề nghị.