Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kho học liệu lớn cho học sinh không thể học trực tuyến

Tiến Dũng
Chia sẻ

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết do dịch bệnh có thể còn kéo dài, nên việc dạy và học không thể chờ được, phải cố gắng và tận dụng tất cả những gì đang có để tổ chức dạy và học tốt...

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Ảnh: VGP

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết nhiệm vụ trọng tâm năm học này của Bộ là "phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, công nghệ, công cụ để tổ chức việc dạy và học", nhằm thích ứng với điều kiện dịch bệnh còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.

Theo Thứ trưởng, trong năm học 2021-2022, tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và cách ly, việc dạy và học phải khai thác các phương tiện khác nhau, trong đó phải tận dụng học liệu điện tử, dạy và học trên truyền hình, tổ chức lớp học ảo, học từ xa.

"Phương châm là dù khó khăn đến đâu cũng phấn đấu dạy tốt và học tốt, tận dụng mọi cơ hội, mọi điều kiện. Những nơi có điều kiện dạy học trực tiếp thì các nhà trường tổ chức để học sinh, sinh viên theo học trực tiếp, nơi nào không có điều kiện thì dạy và học trực tuyến hoặc qua truyền hình", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Thứ trưởng cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Thủ  tướng Chính phủ có Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19. Bộ đã chuẩn bị và hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục nhiều biện pháp để thực hiện việc dạy và học và cũng có kế hoạch đẩy mạnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, phương pháp dạy và học trên các phương tiện trực tuyến tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tổ chức các lớp học ảo, có tương tác thời gian thực giữa giáo viên, giảng viên với sinh viên, học sinh.

"Ưu điểm là học sinh, sinh viên được tương tác trực tiếp với thầy cô thời gian thực và qua mạng. Nhưng giải pháp này cũng có nhược điểm rất lớn là tổ chức khó khăn, thiếu thiết bị và đặc biệt là liên quan đến dung lượng đường truyền, khi truyền lượng video lớn với 20 triệu học sinh, sinh viên. Nếu chỉ tính 10% tham gia học cùng lúc thì 2 triệu học sinh, sinh viên tương tác với thầy cô bằng video qua mạng, rất khó bảo đảm được đường truyền", Thứ trưởng nêu rõ.

Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phương án thứ hai là đẩy mạnh hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo tận dụng các bài giảng, bài học điện tử, các bài giảng điện tử này có thể tải trên mạng.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ đã chuẩn bị một kho học liệu lớn trên Cổng thông tin điện tử kết nối với Youtube, trên hệ tri thức việt số hóa. Riêng đối với lớp 1 có video hỗ trợ bài học cho môn Tiếng Việt và Tiếng Anh đầy đủ, các bài giảng và video này cũng được phát trên truyền hình, cụ thể trên kênh VTV7, VTV1, VTV2. Trong đó, VTV7 có môn Tiếng Việt và Tiếng Anh được phát hằng ngày vào buổi chiều từ 14h00 đến 15h30; VTV1 và VTV2 có môn Tiếng Việt cho lớp 1.

"Với những học liệu đó, nếu nơi nào không đủ điều kiện, thầy cô có thể gửi cho học sinh qua email, Zalo.. để các em học ở nhà và kèm theo đó là tài liệu hướng dẫn. Nơi nào không có học liệu trên truyền hình, thì những bài học này được phát lại nhiều lần trong tuần trên 3 kênh", Thứ trướng nêu rõ. "Các địa phương hoàn toàn có thể tải video về phát trên đài truyền hình địa phương, còn những nơi không có điều kiện nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn các nhà trường  tạo điều kiện hướng dẫn học sinh  học từ xa qua các tài liệu".

Theo Thứ trưởng, trong điều kiện hiện nay, cần có sự chung tay của cả xã hội, sự hỗ trợ của các bộ, ngành rồi sự vào cuộc của các địa phương trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên từ thiết bị, đường truyền, rồi hướng dẫn phụ huynh, gia đình cùng hỗ trợ học sinh, đặc biệt lá các em lớp nhỏ.

"Dù khó khăn đến mấy, chúng ta cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt. Cũng có ý kiến cho rằng tại sao không lùi năm học. Chúng ta biết, dịch bệnh còn có thể kéo dài, chúng ta không thể chờ được, phải cố gắng, tận dụng tất cả những gì đang có để tổ chức dạy và học tốt", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con