Các “đại gia” công nghệ Trung Quốc hết thời "hô mưa gọi gió"?

An Huy
Chia sẻ

Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, từ Alibaba tới Tencent, chứng kiến tổng giá trị vốn hóa sụt giảm khoảng 260 tỷ USD trong hai ngày

Ảnh minh họa - Ảnh: Nikkei.
Ảnh minh họa - Ảnh: Nikkei.

Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, từ Alibaba tới Tencent, chứng kiến tổng giá trị vốn hóa sụt giảm khoảng 260 tỷ USD chỉ trong vòng hai ngày.

Giới đầu tư bán tháo cổ phiếu của các "đại gia" này trong lúc loay hoay đánh giá ảnh hưởng của một nỗ lực lớn mà Bắc Kinh đưa ra nhằm siết chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ - những doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh nhất Trung Quốc.

HẾT THỜI TỰ DO?

Theo tin từ Bloomberg, các cổ phiếu công nghệ lớn của Trung Quốc có phiên lao dốc thứ hai liên tiếp trong ngày 11/11, sau khi Bắc Kinh công bố dự thảo quy định mới với mục đích hạn chế bớt ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của các công ty Internet hàng đầu gồm JD.com, Meituan và Xiaomi.

Chỉ số Hang Seng Tech Index, thước đo giá cổ phiếu công nghệ niêm yết tại thị trường Hồng Kông, có lúc sụt 5,6% trong phiên giao dịch ngày 11/11, nâng tổng mức giảm của hai phiên liên tiếp lên 10%. Riêng cổ phiếu của nhóm 5 "ông lớn" Alibaba, Tencent, JD.com, Meituan, và Xiaomi giảm ít nhất 8% mỗi cổ phiếu trong 2 phiên.

Với loạt dự thảo quy định công bố ngày 10/11, Bắc Kinh thể hiện lập trường muốn chấm dứt những hành vi độc quyền trong lĩnh vực Internet - một bước ngoặt từ chỗ gần như để các công ty trong ngành này phát triển tự do, đồng thời là một đòn giáng mạnh vào những doanh nghiệp đang giữ một vai trò trung tâm tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Dự thảo trên được đưa ra chỉ một tuần sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc công bố một dự thảo quy chế khác nhằm vào các công ty công nghệ tài chính - động thái dẫn tới việc kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) 35 tỷ USD của Ant Group bị đình chỉ. Vụ IPO kỷ lục của Ant bị "sụt hố" làm chệch hướng tham vọng sắp trở thành hiện thực của tỷ phú Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba - về thống lĩnh thị trường tài chính trực tuyến.

"Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh của họ", ông Zhan Hao, đối tác của công ty luật Anjie Law Firm ở Bắc Kinh, phát biểu. "Tư tưởng của các công ty Internet vốn là kẻ thắng có tất cả, và đặc biệt là các nhà vận hành nền tảng, họ thu hút người dùng và và xây dựng những hệ sinh thái tương tự nhau".

Những động thái vừa qua cho thấy Trung Quốc đang ngày càng kiềm chế ảnh hưởng của các doanh nghiệp tư nhân đã vươn mình trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.

Những năm qua, đôi khi nhà chức trách Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát những bộ phận nhỏ của lĩnh vực Internet, như trò chơi trực tuyến hay bán hàng giả trên mạng. Tuy nhiên, những công ty như Alibaba và Tencent vẫn gần như tự do trong việc thâu tóm và đầu tư vào những công ty mới, theo đó trở thành nguồn hậu thuẫn quan trọng cho các công ty khởi nghiệp (startup), đồng thời phát triển thành những "đế chế" trải rộng khắp các lĩnh vực từ thương mại điện tử, tài chính trực tuyến, mạng xã hội và giải trí.

Động thái mới nhất của Trung Quốc được đưa ra ngay trước ngày 11/11, lễ hội mua sắm trực tuyến thường niên lớn nhất ở nước này.

CỔ PHIẾU CÔNG NGHỆ GẶP NHIỀU THÁCH THỨC

"Tôi sửng sốt khi bắt đầu đọc những quy định này", ông John Dong, luật sư về chứng khoán thuộc Joint-Win Parters ở Thượng Hải, nói. "Thời điểm đưa ra, ngay trước ngày 11/11, mức độ nghiêm ngặt, và quyết tâm khiến các công ty công nghệ lớn phải thay đổi thật sự gây giật mình".

Đưa ra dự thảo, cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc thu thập ý kiến đánh giá, tiến tới tạo một khung pháp lý nhằm hạn chế những hành vi chống cạnh tranh, như thông đồng nhằm chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng, cấu kết để loại bỏ đối thủ nhỏ hơn, và trợ cấp cho các dịch vụ để khiên đối thủ không thể cạnh tranh. Dự thảo cũng đòi hỏi các công ty có VIE (Variable Interest Entity) - một công cụ mà qua đó hầu như tất cả các công ty Internet lớn của Trung Quốc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và niêm yết ở nước ngoài - phải xin cấp phép vận hành công cụ này.

"Các công ty Internet lớn đã mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực như tài chính và y tế. Đây là những lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế, và điều đó thực sự khiến các cơ quan chức năng lo ngại", ông Shen Meng, Giám đốc ngân hàng đầu tư Chanson & Co. ở Bắc Kinh, phát biểu. "Động thái này có khiến các công ty công nghệ ngại lên sàn trong ngắn hạn, và những công ty bị ảnh hưởng sẽ cần có thời gian để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ cho phù hợp".

Trước dự thảo mới này, cũng trong tuần này, Trung Quốc đã có những công bố khác nhằm vào ngành công nghệ. Các biện pháp này đều là tín hiệu của "siết chặt hơn nữa" việc quản lý nền kinh tế Internet, cho dù hiệu lực thực tế còn tùy thuộc vào việc các quy định được thực thi thế nào - một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase nhận định.

Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc gặp những trở ngại trên đúng vào thời điểm cổ phiếu công nghệ toàn cầu gặp khó. Tuần này, chỉ số Nasdaq của chứng khoán Mỹ đã sụt khoảng 3% do giới đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ sau khi có tin khả quan về kết quả thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer.

Từ khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, cổ phiếu công nghệ là nhóm đặc biệt hưởng lợi, bởi nhiều hoạt động được chuyển lên mạng Internet trong thời gian giãn cách xã hội.

"Quy định thắt chặt của Bắc Kinh, bao gồm các quy chế về chống độc quyền, là một đòn giáng mạnh vào các công ty công nghệ lớn", chiến lược gia Daniel So thuộc CMB International Securities ở Hồng Kông nhận định. "Đây là một đòn đánh nữa đối với cổ phiếu công nghệ, khi mà các nhà đầu tư đang dịch chuyển khỏi cổ phiếu công nghệ vì tin tốt về vaccine".

Theo ông So, cổ phiếu của những công ty như Tencent và Alibaba sẽ tiếp tục đối mặt áp lực giảm trong thời gian tới.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con