Các “đại gia” điện tử Nhật sa thải nhân công, bán tài sản
Sony lên kế hoạch cắt giảm khoảng 15% số lao động ở mảng điện thoại di động, Sharp tính khả năng bán lại một loạt nhà máy TV
Hãng Sony vừa công bố kế hoạch cắt giảm khoảng 15% lực lượng lao động ở mảng điện thoại di động, tương đương sa thải 1.000 nhân công, nhằm giảm chi phí và tiến công mạnh hơn vào thị trường điện thoại thông minh. Trước đó, có tin hãng Sharp đang tính khả năng bán lại một loạt nhà máy sản xuất TV.
Theo báo Wall Street Journal, đợt cắt giảm việc làm này của Sony diễn ra trong bối cảnh hãng đã giành quyền kiểm soát toàn bộ liên doanh sản xuất điện thoại di động với hãng Ericsson của Thụy Điển hồi đầu năm nay.
Đối với Sony, tầm quan trọng của điện thoại thông minh là không thể xem nhẹ. Nhu cầu điện thoại thông minh hiện không chỉ tăng với tốc độ chóng mặt mà còn bắt đầu “gặm” bớt thị phần của các sản phẩm như máy nghe nhạc, máy ảnh kỹ thuật số và máy chơi trò chơi cầm tay.
Trong vòng 2 năm qua, mảng điện thoại di động của Sony gần như làm ăn không có lãi. Công ty này vì thế đã bỏ lỡ cơ hội và để thị phần trên thị trường điện thoại thông minh rơi vào tay các đối thủ Apple và Samsung.
Theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics, vào quý 1 năm nay, Sony chiếm khoảng 4% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, so với mức 31% của Samsung và 24% của Apple.
Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành (CEO) mới Kazuo Hirai, Sony xem điện thoại thông minh là một trọng tâm trong kế hoạch tái cơ cấu công ty. Tháng 2 năm nay, hãng đã chi 1,05 tỷ Euro, tương đương 1,32 tỷ USD để giành quyền kiểm soát toàn bộ liên doanh điện thoại di động 50-50 với hãng Ericsson, nhằm mục đích tăng cường trọng tâm vào các sản phẩm điện thoại thông minh.
Trong động thái tái cơ cấu gần đây nhất, Sony tuyên bố sẽ chuyển trụ sở của mảng điện thoại di động về Tokyo từ vùng Lund của Thụy Điển, nơi liên doanh Sony Ericsson đặt trụ sở. Việc chuyển trụ sở này sẽ khiến khoảng 1.000 người Thụy Điển mất việc làm.
Đợt cắt giảm 1.500 vị trí mà Sony vừa công bố sẽ diễn ra trong vòng 2 năm tài khóa cho tới tháng 3/2014.
Trong bối cảnh mảng TV của Sony không thể làm ăn có lãi trong mấy năm gần đây, liên doanh Sony Ericsson đã trở thành một trong những vấn đề lớn nhất của hãng này. Các thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh khiến Sony gặp hạn chế trong việc bổ sung những tính năng sản phẩm như kết nối không dây… Ngoài ra, bản chất của liên doanh cũng cản trở quá trình phát triển các sản phẩm mới hoặc đưa ra các quyết định then chốt.
Sony đang có chủ trương tăng tốc việc tung ra các sản phẩm điện thoại di động mới trong những năm tới, tập trung vào việc tích hợp thiết bị với các dịch vụ giải trí như trò chơi video để cạnh tranh với hàng của Apple và Samsung.
Trong báo cáo tài chính quý tài khóa đầu tiên tính đến tháng 6 của năm tài khóa hiện tại, kỳ báo cáo đầu tiên mà mảng di động hoàn toàn thuộc về Sony, mảng này báo lỗ 28,1 tỷ Yên, tương đương 357 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm tài khóa tính tới hết tháng 3/2012, doanh số điện thoại thông minh của Sony tăng khoảng 2% so với năm tài khóa trước, lên mức 34 triệu chiếc.
Tháng 4 vừa qua, khi ông Hirai vạch ra chiến lược cho Sony, ông kỳ vọng rằng, các sản phẩm di động của hãng, bao gồm cả máy tính bảng và máy tính cá nhân truyền thống, sẽ tạo ra doanh thu hơn 1,8 nghìn tỷ Yên với lợi nhuận hoạt động được cải thiện đáng kể trong vòng 3 năm.
Ngoài Sony, các hãng điện tử lừng lẫy của Nhật khác như Toshiba, Sharp… cũng đều đang gặp nhiều khó khăn. Hôm 21/8, có tin hãng Sharp đang xem xét bán lại thêm nhiều nhà máy và sa thải thêm nhiều nhân công hơn so với dự báo ban đầu. Thông báo này của Sharp được đưa ra giữa lúc hãng kẹt tiền nặng và vẫn chờ hãng Hon Hai của Đài Loan tung “phao cứu sinh”.
Nguồn tin của báo Wall Street Journal cho biết, Sharp đang cân nhắc bán lại các nhà máy lắp ráp TV ở Mexico và Trung Quốc, đồng nghĩa với việc cắt giảm 3.000 việc làm. Trước đó, kế hoạch tái cơ cấu công bố hồi đầu tháng này của Sharp đã quyết định cắt giảm 5.000 việc làm. Số công nhân viên trong hai đợt cắt giảm này tương đương 14% lực lượng lao động của Sharp.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Sharp đã tuyên bố xem xét bán lại một số tài sản, chẳng hạn cổ phần trong các công ty khác và một tòa nhà văn phòng ở Tokyo.
Hồi tháng 3 năm nay, hãng Hon Hai nhất trí chi 66,9 tỷ Yên để mua lại cổ phần 9,9% của Sharp, tương đương mức giá 550 Yên/cổ phiếu. Đến nay, giá cổ phiếu của Sharp chỉ còn bằng 1/3 mức giá này.
Hiện Sharp đang gánh khoản nợ 1,25 nghìn tỷ Yên, tương đương 15,74 tỷ USD, trong đó có 360 tỷ Yên nợ thương phiếu ngắn hạn và nợ 200 tỷ Yên trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào năm sau.
Theo báo Wall Street Journal, đợt cắt giảm việc làm này của Sony diễn ra trong bối cảnh hãng đã giành quyền kiểm soát toàn bộ liên doanh sản xuất điện thoại di động với hãng Ericsson của Thụy Điển hồi đầu năm nay.
Đối với Sony, tầm quan trọng của điện thoại thông minh là không thể xem nhẹ. Nhu cầu điện thoại thông minh hiện không chỉ tăng với tốc độ chóng mặt mà còn bắt đầu “gặm” bớt thị phần của các sản phẩm như máy nghe nhạc, máy ảnh kỹ thuật số và máy chơi trò chơi cầm tay.
Trong vòng 2 năm qua, mảng điện thoại di động của Sony gần như làm ăn không có lãi. Công ty này vì thế đã bỏ lỡ cơ hội và để thị phần trên thị trường điện thoại thông minh rơi vào tay các đối thủ Apple và Samsung.
Theo hãng nghiên cứu Strategy Analytics, vào quý 1 năm nay, Sony chiếm khoảng 4% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, so với mức 31% của Samsung và 24% của Apple.
Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành (CEO) mới Kazuo Hirai, Sony xem điện thoại thông minh là một trọng tâm trong kế hoạch tái cơ cấu công ty. Tháng 2 năm nay, hãng đã chi 1,05 tỷ Euro, tương đương 1,32 tỷ USD để giành quyền kiểm soát toàn bộ liên doanh điện thoại di động 50-50 với hãng Ericsson, nhằm mục đích tăng cường trọng tâm vào các sản phẩm điện thoại thông minh.
Trong động thái tái cơ cấu gần đây nhất, Sony tuyên bố sẽ chuyển trụ sở của mảng điện thoại di động về Tokyo từ vùng Lund của Thụy Điển, nơi liên doanh Sony Ericsson đặt trụ sở. Việc chuyển trụ sở này sẽ khiến khoảng 1.000 người Thụy Điển mất việc làm.
Đợt cắt giảm 1.500 vị trí mà Sony vừa công bố sẽ diễn ra trong vòng 2 năm tài khóa cho tới tháng 3/2014.
Trong bối cảnh mảng TV của Sony không thể làm ăn có lãi trong mấy năm gần đây, liên doanh Sony Ericsson đã trở thành một trong những vấn đề lớn nhất của hãng này. Các thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh khiến Sony gặp hạn chế trong việc bổ sung những tính năng sản phẩm như kết nối không dây… Ngoài ra, bản chất của liên doanh cũng cản trở quá trình phát triển các sản phẩm mới hoặc đưa ra các quyết định then chốt.
Sony đang có chủ trương tăng tốc việc tung ra các sản phẩm điện thoại di động mới trong những năm tới, tập trung vào việc tích hợp thiết bị với các dịch vụ giải trí như trò chơi video để cạnh tranh với hàng của Apple và Samsung.
Trong báo cáo tài chính quý tài khóa đầu tiên tính đến tháng 6 của năm tài khóa hiện tại, kỳ báo cáo đầu tiên mà mảng di động hoàn toàn thuộc về Sony, mảng này báo lỗ 28,1 tỷ Yên, tương đương 357 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm tài khóa tính tới hết tháng 3/2012, doanh số điện thoại thông minh của Sony tăng khoảng 2% so với năm tài khóa trước, lên mức 34 triệu chiếc.
Tháng 4 vừa qua, khi ông Hirai vạch ra chiến lược cho Sony, ông kỳ vọng rằng, các sản phẩm di động của hãng, bao gồm cả máy tính bảng và máy tính cá nhân truyền thống, sẽ tạo ra doanh thu hơn 1,8 nghìn tỷ Yên với lợi nhuận hoạt động được cải thiện đáng kể trong vòng 3 năm.
Ngoài Sony, các hãng điện tử lừng lẫy của Nhật khác như Toshiba, Sharp… cũng đều đang gặp nhiều khó khăn. Hôm 21/8, có tin hãng Sharp đang xem xét bán lại thêm nhiều nhà máy và sa thải thêm nhiều nhân công hơn so với dự báo ban đầu. Thông báo này của Sharp được đưa ra giữa lúc hãng kẹt tiền nặng và vẫn chờ hãng Hon Hai của Đài Loan tung “phao cứu sinh”.
Nguồn tin của báo Wall Street Journal cho biết, Sharp đang cân nhắc bán lại các nhà máy lắp ráp TV ở Mexico và Trung Quốc, đồng nghĩa với việc cắt giảm 3.000 việc làm. Trước đó, kế hoạch tái cơ cấu công bố hồi đầu tháng này của Sharp đã quyết định cắt giảm 5.000 việc làm. Số công nhân viên trong hai đợt cắt giảm này tương đương 14% lực lượng lao động của Sharp.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Sharp đã tuyên bố xem xét bán lại một số tài sản, chẳng hạn cổ phần trong các công ty khác và một tòa nhà văn phòng ở Tokyo.
Hồi tháng 3 năm nay, hãng Hon Hai nhất trí chi 66,9 tỷ Yên để mua lại cổ phần 9,9% của Sharp, tương đương mức giá 550 Yên/cổ phiếu. Đến nay, giá cổ phiếu của Sharp chỉ còn bằng 1/3 mức giá này.
Hiện Sharp đang gánh khoản nợ 1,25 nghìn tỷ Yên, tương đương 15,74 tỷ USD, trong đó có 360 tỷ Yên nợ thương phiếu ngắn hạn và nợ 200 tỷ Yên trái phiếu chuyển đổi đáo hạn vào năm sau.