Các hãng xe toàn cầu đua ứng dụng công nghệ cao để cạnh tranh tại Trung Quốc

Hoàng Hà
Chia sẻ

Thị trường ô tô Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, các thương hiệu nội địa đã thực sự khiến các hãng xe toàn cầu phải "nể"...

Xe điện G9 của XPeng tại Triển lãm ô tô Thượng Hải ở Thượng Hải, Trung Quốc
Xe điện G9 của XPeng tại Triển lãm ô tô Thượng Hải ở Thượng Hải, Trung Quốc

Các nhà sản xuất xe điện toàn cầu đang tìm đến những công nghệ tiên tiến để cạnh tranh với nhau, và cạnh tranh với các thương hiệu nội địa tại thị trường Trung Quốc.

Theo Canalys, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất thế giới với 5,9 triệu chiếc được bán vào năm 2022, chiếm 59% số xe điện bán ra trên toàn cầu. Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy các thương hiệu nội địa chiếm 81% thị trường xe điện, với những cái tên như BYD, Wuling, Chery, Changan và GAC nằm trong số những công ty hàng đầu.

Công ty nghiên cứu Canalys cho biết trong một báo cáo gần đây: “Các thương hiệu nội địa của Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường trong việc phát triển các hệ thống lái xe tiên tiến, tận dụng lợi thế gia nhập sớm của họ trong lĩnh vực xe điện và xe thông minh”.

“Những thương hiệu này có lợi thế hơn so với các liên doanh khác trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống lái xe thông minh”.

BofA Securities trong một báo cáo hồi tháng 5 cho biết họ kỳ vọng Trung Quốc vẫn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2025, chiếm 40% -45% thị phần.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tăng tốc nền tảng phương tiện, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ, dẫn đến trải nghiệm người dùng vượt trội. Các nhà phân tích của BofA Securities cho biết, sản phẩm EV của Trung Quốc cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây và Trung Quốc sẽ tiếp tục chứng kiến sự thâm nhập ngày càng mở rộng trong lĩnh vực xe điện.

CÁC HÃNG XE TOÀN CẦU ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ  

Trước sự lớn mạnh và cạnh tranh gắt gao của các thương hiệu ô tô Trung Quốc, các hãng xe toàn cầu cũng đang phải đẩy mạnh nỗ lực. Và một trong những chiến lược mà các hãng xe tên tuổi trên toàn cầu đang tập trung phát triển chính là nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào ô tô.

Mới đây, BMW Trung Quốc thông báo đang tăng tốc phát triển các tính năng lái xe tự động rảnh tay, còn được gọi là chức năng lái tự động Cấp độ 3 hoặc L3. BMW Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch tung ra những mẫu xe này vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 và sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định của địa phương.

Lái xe tự động L3 chưa được phê duyệt rộng rãi ở Trung Quốc, mặc dù một số công ty bao gồm nhà sản xuất xe điện nội địa Xpeng đã được phép thử nghiệm công nghệ này. Tuần trước, Volkswagen của Đức cho biết họ đang đầu tư khoảng 700 triệu USD vào Xpeng và nắm giữ 4,99% cổ phần của công ty.

Ralf Brandstätter, thành viên hội đồng quản trị Volkswagen AG tại Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng danh mục đầu tư xe điện tại địa phương, đồng thời chuẩn bị cho bước đổi mới tiếp theo”.

Volkswagen và Xpeng sẽ đồng phát triển hai mẫu xe điện mới, tích hợp phần mềm hỗ trợ người lái tiên tiến cho thị trường Trung Quốc và đặt mục tiêu tung ra thị trường vào năm 2026.

CẠNH TRANH KHỐC LIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ TRUNG QUỐC

Tesla và các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang quảng bá công nghệ xe tự lái để thu hút người mua – với mục tiêu là lái xe tự động hoàn toàn. Ví dụ, BYD đang hợp tác với Nvidia và Horizon Robotics để phát triển công nghệ lái xe tự động. Vừa qua, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Leapmotor nói với các phóng viên rằng họ đã phát triển một nền tảng mới nhằm mục đích cấp phép cho các nhà sản xuất ô tô sản xuất xe điện thông minh. Cùng ngày, hãng xe Nhật Bản Toyota cho biết sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ xe điện, nhằm cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.

Thương hiệu ô tô hạng sang Yangwang của BYD, đang bán mẫu xe đầu tiên U8, với giá hơn 1 triệu nhân dân tệ (160.000 USD).
Thương hiệu ô tô hạng sang Yangwang của BYD, đang bán mẫu xe đầu tiên U8, với giá hơn 1 triệu nhân dân tệ (160.000 USD).

“Thị trường Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota cũng sẽ làm việc cùng các đối tác để cải cách, đổi mới cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết trong một tuyên bố của công ty.

“Bằng cách thúc đẩy phát triển địa phương... chúng tôi sẽ cố gắng tăng trưởng và cung cấp các sản phẩm cạnh tranh có thể làm hài lòng khách hàng Trung Quốc”.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con