Các quốc gia Đông Nam Á sớm đánh thuế khí thải carbon

Nguyễn Đức Toàn
Chia sẻ

Chính phủ các nước Đông Nam Á nhận thấy cần hành động để ứng phó biến đổi khí hậu khi đưa khí thải carbon vào danh mục đóng thuế...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mới đây, một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã cho thấy quyết tâm đưa khí thải carbon vào danh mục cần đóng thuế nhằm chống biến đổi khí hậu và khuyến khích các công ty trong nước giảm phát thải carbon và gia tăng khả năng cạnh tranh bền vững. 

Cuối tháng 1 vừa qua, chính phủ Thái Lan đã thông qua quy định thu thuế khí thải carbon. Quy định này có hiệu lực ngay trong tháng 3 cùng năm. Các công ty sản xuất xăng và nhiên liệu hàng không sẽ phải nộp mức thuế 200 baht (khoảng 6 USD) trên mỗi tấn khí thải carbon dioxide (CO2) ngay khi vừa xuất xưởng.

Chính phủ nước này cho biết các loại thuế hàng hóa hiện hành sẽ được chuyển thành thuế carbon, nghĩa là người tiêu dùng và các công ty sẽ không phải chịu thêm các chi phí khác. Tuy nhiên, chính phủ dự kiến tăng mức thuế hiện hành để khuyến khích các công ty giảm lượng khí thải. 

Trong khi đó, Malaysia lên kế hoạch thu thuế carbon đối với ngành thép và năng lượng vào năm 2026. Mức thuế cụ thể vẫn chưa được công bố. Trong một bài phát biểu vào cuối năm ngoái, Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết doanh thu từ thuế sẽ được dùng để tài trợ phát triển công nghệ trong lĩnh vực môi trường. 

Thuế carbon là loại thuế áp dụng cho khí thải CO2 với mục tiêu để khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. 
Thuế carbon là loại thuế áp dụng cho khí thải CO2 với mục tiêu để khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. 

Indonesia cũng dự kiến thu thuế carbon ngay trong năm nay. Đạo luật thu mức thuế 30.000 rupiah (khoảng 1,8 USD) trên mỗi tấn khí thải đã được ban hành vào năm 2021 nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần.

Vào năm 2025, thuế carbon của Singapore là 25 đô la Singapore (18,4 USD) cho một tấn khí thải. Con số này sẽ tăng lên khoảng 50- 80 đô la Singapore (37- 59 USD) cho mỗi tấn vào năm 2030.

Thuế carbon là loại thuế áp dụng cho khí thải CO2 bắt nguồn từ việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch như dầu và than đá. Mỗi quốc gia có một cách đo lường lượng khí thải khác nhau nhưng có chung mục đích là thu thuế để khuyến khích các công ty bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. 

Trên thế giới, Phần Lan là nước đầu tiên ban hành thuế carbon vào năm 1990, theo sau là các nước phát triển như Pháp, Canada và Nhật Bản. Singapore là nước Đông Nam Á duy nhất và là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới đang từng bước áp dụng loại thuế này. 

Các nước đang phát triển nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển trong việc đưa ra các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Các nước Đông Nam Á hiện đang tiến hành áp dụng thuế carbon do các chính phủ ý thức được việc cần phải giảm thải carbon trong khu vực. 

Ngân hàng Thế giới dự đoán thiên tai sẽ gây thiệt hại 18 tỷ USD cho khu vực ASEAN, tương đương 1% GDP các nước thành viên cứ sau mỗi 100 năm. 

Chính phủ các nước trong khu vực đang làm mọi cách để khuyến khích các công ty giảm thải carbon để tăng khả năng cạnh tranh kinh tế trên thị trường quốc tế. 

Từ năm 2026, Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực hiện đầy đủ Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), áp dụng thu thuế hàng nhập khẩu từ các quốc gia có quy định lỏng lẻo về môi trường. Do đó, các công ty Đông Nam Á có lượng khí thải carbon cao có thể sẽ gặp bất lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước Châu Âu. 

Khảo sát nhận thức về biến đổi khí hậu năm 2024 của Ngân hàng Phát triển châu Á đối với 14 nền kinh tế châu Á cho thấy sự ủng hộ rộng rãi của công chúng đối với việc áp dụng thuế carbon, như một biện pháp hạn chế khí thải.

Một cuộc khảo sát khác năm 2024 của Viện ISEAS - Yusof Ishak chỉ ra rằng, hơn 70% số người được hỏi từ khắp Đông Nam Á ủng hộ thuế carbon quốc gia và 93% trong số đó sẵn sàng chịu chi phí cá nhân có thể phát sinh từ thuế carbon. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con