“Cái tên Nam - Bắc Từ Liêm nghe cứ thế nào”

Từ Nguyên
Chia sẻ

Đề án thành lập hai quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua

Bản đồ quy hoạch hai quận mới do huyện Từ Liêm xây dựng đã xác định tên gọi của hai quận này là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.<br>
Bản đồ quy hoạch hai quận mới do huyện Từ Liêm xây dựng đã xác định tên gọi của hai quận này là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.<br>
Sáng 6/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm với đa số đại biểu tán thành.

Đáng chú ý, ngoài nội dung chính của đề án là thành lập hai quận và 23 phường mới trên cơ sở điều chỉnh lại địa giới hành chính của huyện Từ Liêm hiện tại, các đại biểu cũng thống nhất tên gọi của hai quận mới này là "Nam Từ Liêm" và "Bắc Từ Liêm".

Trước đó, trong phần thảo luận tại tổ về đề án này, vẫn có 24 đại biểu dù đồng tình nhưng vẫn bày tỏ băn khoăn về tên gọi của hai quận mới cũng như những vấn đề về quản lý nhân khẩu, hồ sơ, giấy tờ...nảy sinh sau chia tách.

Theo Bí thư huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư, trong phiên họp ngày 5/12, Hội đồng Nhân dân huyện cũng đã thông qua đề án thành lập hai quận sau khi đã có hàng chục nghìn người dân đã góp ý tại 270 hội nghị, trong đó 99,9% ý kiến đồng tình với đề án thành lập hai quận.

Chỉ duy nhất một đại biểu của huyện không đồng ý thành lập hai quận mới.

Về tên gọi hai quận mới, Bí thư Từ Liêm nói, có 24 cặp tên được người dân đề xuất gắn với các địa danh, kết quả lấy ý kiến người dân cho con số đồng tình tên hai quận Bắc Từ Liêm - Nam Từ Liêm, Lý Nam Đế - Thăng Long, Từ Liêm - Trúc Khê, Mỹ Đình - Thăng Long, Bắc Thăng Long - Mỹ Đình, Từ Liêm - Thăng Long, Từ Liêm - Mỹ Đình, Từ Liêm - Hoàng Liêm…, song tỷ lệ ủng hộ tên gọi Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm được cho biết lên tới 90,6%.

Tuy nhiên, dù đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, song với một số đại biểu và chuyên gia quy hoạch, xây dựng, tên gọi hai quận mới của Hà Nội là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm dường như chưa được hợp lý lắm.

Một số cho rằng, tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm hàm ý phương hướng hơn là tên địa danh, trong khi Mỹ Đình là cái tên đáng lưu tâm vì gắn với nhiều công trình lớn trên địa bàn lại không được lựa chọn.

Trong khi đó, hầu hết ý kiến mà VnEconomy tham vấn đều bày tỏ “không đồng tình” với tên gọi của hai quận mới này.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nói VnEconomy ngay sau khi đề án được thông qua, rằng “cái tên Nam - Bắc Từ Liêm nghe cứ thế nào”.

Cùng quan điểm trên, nguyên lãnh đạo Bộ Xây dựng khác là TS. Phạm Sỹ Liêm cũng thẳng thắn: “Dường như các nhà lập quy hoạch “hết chữ” rồi sao mà lại chọn Nam và Bắc”.

Cả hai vị chuyên gia này đều thống nhất rằng, nên giữ lại một quận mang tên Từ Liêm, quận còn lại mang tên Mỹ Đình là hợp lý hơn.

Tuy nhiên, với việc Hội đồng Nhân dân thành phố đã thông qua đề án, tên gọi Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm gần như đã chắc chắn được chọn. Điều đó cũng đồng nghĩa, một quận mới mang tên “Mỹ Đình” cũng gần như đã không thành hiện như đồn đoán trước đó, và cho dù nó được không ít các chuyên gia và dư luận "bên ngoài Từ Liêm" ủng hộ.

Theo đề án điều chỉnh địa giới hành chính vừa hoàn thành, huyện Từ Liêm sẽ tách thành hai quận và 23 phường. Trong đó, quận "Bắc Từ Liêm" bao gồm phần đất ở phía Bắc của huyện với dân số hơn 319.000 người, diện tích hơn 4.335 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2.

Phía Bắc của quận "Bắc Từ Liêm" giáp huyện Đông Anh, phía Nam giáp quận "Nam Từ Liêm"; phía Đông giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phương. Trụ sở của quận rộng khoảng 20 ha, ở khu đất nông nghiệp xã Minh Khai.

Sau khi lập quận mới, các xã tại "Bắc Từ Liêm"sẽ được tách ra làm 13 phường: Thượng Cát; Tây Tựu; Liên Mạc; Thụy Phương; Đông Ngạc 1; Đông Ngạc 2; Xuân Đỉnh 1; Xuân Đỉnh 2; Phú Diễn 1; Phú Diễn 2; Minh Khai; Cổ Nhuế 1; Cổ Nhuế 2.

Còn quận "Nam Từ Liêm" có dân số hơn 233.000 người, diện tích hơn 3.227 ha, mật độ dân số 7.234 người/km2. Phía Bắc giáp quận "Bắc Từ Liêm", phía Nam giáp quận Hà Đông, phía Đông giáp quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, phía Tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc sẽ sử dụng toàn bộ khu liên cơ quan rộng 4 ha của huyện Từ Liêm đang sử dụng.

Dự kiến, "Nam Từ Liêm" sẽ có 10 phường: Mễ Trì; Trung Văn; Tây Mỗ; Đại Mỗ; Phú Đô; Mỹ Đình 1; Mỹ Đình 2; Cầu Diễn; Xuân Phương 1; Xuân Phương 2.

Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm sẽ được thành phố Hà Nội trình Chính phủ vào phiên họp cuối tháng 12 này. Nếu được thông qua, 2 quận mới Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7/2014.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con