“Căng thẳng biển Đông đe dọa lợi ích Australia”
Australia đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ chiến lược với Mỹ và Nhật Bản
Căng thẳng trên biển Đông có nguy cơ đe dọa lợi ích của Australia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này Kevin Andrews nhận định khi đưa ra cam kết thắt chặt liên minh quân sự giữa Australia với Mỹ.
“Những tuyên bố chủ quyền xung đột đối với lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông sẽ tiếp tục là nguồn gây căng thẳng trong khu vực”, hãng tin Bloomberg dẫn nội dung một bài phát biểu dự kiến được ông Andrews đưa ra ở Canberra ngày hôm nay (27/8). “Cùng với sự gia tăng về năng lực quân sự, điều này có nguy cơ gây mất ổn định trong khu vực và đe dọa lợi ích của Australia”.
Australia, quốc gia nằm ở phía Nam của Thái Bình Dương, đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ chiến lược với Mỹ và Nhật Bản mà không đẩy Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, ra xa. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng quy mô lớn trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông.
Hiện có khoảng 2.500 binh sỹ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ đóng quân ở Darwin, thành phố phía Bắc của Australia. Nước này cũng thường xuyên đón các chuyến thăm của Hải quân Mỹ. Tháng trước, Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận với sự tham gia của 30.000 binh sỹ ở Australia.
Cũng liên quan đến vấn đề biển Đông, phát ngôn viên quân đội Philippines, đại tá Restituto Padilla, hôm qua cho biết Mỹ có kế hoạch tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự và nhân đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược mới của Washington nhằm ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo ông Padilla, kế hoạch này được phía Mỹ đưa ra trong các cuộc đàm phán với Philippines liên quan tới chiến lược an ninh, hàng hải mới của Lầu Năm Góc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trọng tâm của chiến lược này là các vấn đề bảo vệ “tự do trên các vùng biển”, ngăn chặn xung đột và cưỡng ép, thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong cuốn sách trắng quốc phòng sắp được Bộ trưởng Quốc phòng Australia Andrews công bố, Australia dự kiến sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP trong vòng 10 năm.
Liên minh với Mỹ “giữ vai trò sống còn trong việc đạt được các kế hoạch về năng lực quốc phòng mà Chính phủ Australia đề ra”, ông Andrews nói. Mối quan hệ này sẽ đảm bảo “lợi ích của Australia được bảo vệ và Australia sẽ hợp tác với Mỹ trong các hoạt động liên quan đến lợi ích chung của hai nước”.
Hiện Australia đang mời Nhật Bản, Đức và Pháp tham gia đấu thầu hợp đồng đóng mới tàu ngầm trị giá 36 tỷ USD của nước này. Đây được xem là chương trình mua sắm quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Australia
“Những tuyên bố chủ quyền xung đột đối với lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông sẽ tiếp tục là nguồn gây căng thẳng trong khu vực”, hãng tin Bloomberg dẫn nội dung một bài phát biểu dự kiến được ông Andrews đưa ra ở Canberra ngày hôm nay (27/8). “Cùng với sự gia tăng về năng lực quân sự, điều này có nguy cơ gây mất ổn định trong khu vực và đe dọa lợi ích của Australia”.
Australia, quốc gia nằm ở phía Nam của Thái Bình Dương, đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ chiến lược với Mỹ và Nhật Bản mà không đẩy Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, ra xa. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng quy mô lớn trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông.
Hiện có khoảng 2.500 binh sỹ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ đóng quân ở Darwin, thành phố phía Bắc của Australia. Nước này cũng thường xuyên đón các chuyến thăm của Hải quân Mỹ. Tháng trước, Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận với sự tham gia của 30.000 binh sỹ ở Australia.
Cũng liên quan đến vấn đề biển Đông, phát ngôn viên quân đội Philippines, đại tá Restituto Padilla, hôm qua cho biết Mỹ có kế hoạch tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự và nhân đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một phần trong chiến lược mới của Washington nhằm ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo ông Padilla, kế hoạch này được phía Mỹ đưa ra trong các cuộc đàm phán với Philippines liên quan tới chiến lược an ninh, hàng hải mới của Lầu Năm Góc ở châu Á-Thái Bình Dương. Trọng tâm của chiến lược này là các vấn đề bảo vệ “tự do trên các vùng biển”, ngăn chặn xung đột và cưỡng ép, thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong cuốn sách trắng quốc phòng sắp được Bộ trưởng Quốc phòng Australia Andrews công bố, Australia dự kiến sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP trong vòng 10 năm.
Liên minh với Mỹ “giữ vai trò sống còn trong việc đạt được các kế hoạch về năng lực quốc phòng mà Chính phủ Australia đề ra”, ông Andrews nói. Mối quan hệ này sẽ đảm bảo “lợi ích của Australia được bảo vệ và Australia sẽ hợp tác với Mỹ trong các hoạt động liên quan đến lợi ích chung của hai nước”.
Hiện Australia đang mời Nhật Bản, Đức và Pháp tham gia đấu thầu hợp đồng đóng mới tàu ngầm trị giá 36 tỷ USD của nước này. Đây được xem là chương trình mua sắm quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Australia