CapitaLand “rút” khỏi mảng trung tâm thương mại tại Nhật Bản

Phan Nam
Chia sẻ

CapitaLand đã thoái vốn tại hai trung tâm thương mại với tổng giá trị hơn 42 tỷ Yên (tương đương 386 triệu đô la Mỹ) và mở rộng đầu tư 7,5 tỷ Yên (67,3 triệu đô la Mỹ) vào bất động sản hậu cần tại Nhật Bản…

Ngày 20/7, CapitaLand cho biết tập đoàn sẽ đầu tư khoảng 7,5 tỷ Yên (67,3 triệu đô la Mỹ) nhằm sở hữu vô thời hạn và phát triển toàn bộ khu kho bãi hậu cần bốn tầng hiện đại tại thành phố Ibaraki (tỉnh Osaka, Nhật Bản).

Đây là dự án trung tâm dịch vụ hậu cần thứ hai của Tập đoàn tại thị trường Nhật. Khu kho vận mới thừa hưởng kết nối hạ tầng Kyoto và Kobe thông qua trục đường cao tốc chính, sau khi hoàn thành vào quý 3/2023, sẽ cung cấp  khoảng 27.000 m2 diện tích sàn .

Nằm trong chiến lược quản lý danh mục đầu tư hiện hành của Tập đoàn, CapitaLand cũng đã thoái vốn tại hai trung tâm bán lẻ còn lại tại Nhật Bản là Olinas Mall và Seiyu & Sundrug Higashimatsuyama ở vùng thủ đô Tokyo với tổng giá trị đạt hơn 42 tỷ Yên (386 triệu đô la Mỹ).

Sau khi thương vụ hoàn tất, CapitaLand dự kiến thu về khoản lãi ròng gần 9 tỷ Yên (80,8 triệu đô la Mỹ). Giao dịch được thực hiện qua các bên thứ ba không liên quan và giá trị thương vụ được thỏa thuận theo giá thị trường hợp lý.

Như vậy, sau thương vụ này, CapitaLand đã chính thức thoái vốn toàn bộ năm trung tâm thương mại ở Nhật.

Giải thích thêm về quyết định này, ông Jason Leow, Chủ tịch CapitaLand Singapore & Quốc tế cho biết: “CapitaLand chính thức rút khỏi lĩnh vực bán lẻ tại Nhật Bản – mảng kinh doanh không thuộc thị trường cốt lõi của Tập đoàn và tiếp tục tái đầu tư thông qua chiến lược phát triển kinh tế mới với tiềm năng tăng trưởng đáng kể, điển hình như bất động sản hậu cần – lĩnh vực CapitaLand có trên 15 năm kinh nghiệm”.

Hậu cần kho bãi là lĩnh vực bất động sản phát triển nhanh nhất ở Nhật Bản. Trong bối cảnh thị trường được thúc đẩy bởi ngành thương mại điện tử dự kiến ​​sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên 7,5% nhằm mục tiêu đạt 28,6 nghìn tỷ Yên vào năm 2024. Tỷ lệ còn trống đối với bất động sản hậu cần kho bãi ở khu vực Greater Osaka ước đoán ​​sẽ ở mức dưới 2% vào năm 2022. "Nắm bắt tiềm năng đó, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng vốn hiểu biết thị trường và mạng lưới địa phương nhằm thúc đẩy danh mục hậu cần kho bãi, bên cạnh hoạt động đầu tư cho bất động sản thương mại và lưu trú”, ông Gerald Yong, Giám đốc điều hành CapitaLand Quốc tế chia sẻ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con