CEO người Ukraine chia sẻ cách vận hành một startup công nghệ trong thời chiến

Mai Thanh
Chia sẻ

Giữa thời buổi chiến tranh khó khăn và hỗn loạn, startup công nghệ Lemon.io của Ukraine vẫn đủ khả năng để tồn tại nhờ phương pháp điều hành và định hướng phát triển thông thái…

Nền tảng Lemon.io dành riêng cho các lập trình viên Ukraine
Nền tảng Lemon.io dành riêng cho các lập trình viên Ukraine

Như mọi CEO khác, Aleksandr Volodarsky là người chịu trách nhiệm cho sự thành bại của công ty. Tuy nhiên, người đàn ông 36 tuổi này đang khởi nghiệp trong tình cảnh khó khăn mà hầu hết các CEO khác không gặp phải: Điều hành một công ty khởi nghiệp giữa lúc đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. 

“Vấn đề lớn nhất là không có đủ nguồn nhân lực. Giám đốc tiếp thị của công ty chúng tôi còn đang phải chiến đấu trên tiền tuyến”, nhà sáng lập Lemon.io - một thị trường dành cho các nhà phát triển phần mềm freelance tại Ukraine - cho biết.

Thời điểm Nga và Ukraine căng thẳng vào tháng 2, Volodarsky vẫn giữ lại 60 nhân viên và trả lương cho họ, ngay cả khi họ được điều động hoặc chiến đấu tự nguyện. Vậy những bài học kinh nghiệm mà vị CEO này rút ra từ việc điều hành một công ty khởi nghiệp trong thời chiến là gì?

 CHẤP NHẬN ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÂU HỎI KHÔNG CÓ "CÂU TRẢ LỜI TỐT NHẤT"

Chiến tranh kéo dài, Volodarsky phải đối mặt với nhiều bất ổn trong tương lai. “Một trong những câu hỏi khó nhất lúc này là làm thế nào để công ty tuyển thêm một người khác - hoặc loại bỏ một ai đó để giữ người còn lại?” Anh nói thêm: “Tôi muốn đảm nhận luôn vị trí Giám đốc tiếp thị đang bị trống, nhưng thực sự hiệu quả công việc sẽ không tốt cho công ty về lâu dài. Rốt cuộc vẫn cần một ai đó khác làm”. Đây cũng không phải là tình huống khó xử duy nhất mà anh phải đối mặt. Volodarsky liên tục gặp những câu hỏi không có câu trả lời tối ưu nhất. Ví dụ, anh có nên thuê những người đàn ông hay không, bởi lẽ họ là những đối tượng sẽ bị chính phủ huy động lên tiền tuyến bất cứ lúc nào.

“Một mặt, loại bỏ một ai đó là điều không nên làm. Mặt khác, tôi còn phải chịu trách nhiệm với 60 nhân viên của tôi. Tôi vừa có thể làm tổn hại đến công ty, nhưng ngược lại cũng có thể gây ảnh hưởng đến thu nhập tương lai của họ!”, Volodarsky nói. Anh vẫn luôn đấu tranh về việc mình sẽ làm, nhưng có một điều chắc chắn rằng, anh muốn giữ lời hứa với tất cả các nhân viên của mình. “Những quyết định hiện tại của tôi không giúp tình hình trở nên tốt hơn. Nó chỉ có tác dụng giảm thiểu các rủi ro thôi”.

LUÔN SUY XÉT CẨN THẬN

Volodarsky quyết định trả lương trước cho nhân viên của mình bằng tiền mặt. “Chiến tranh càng căng thẳng, mọi người càng trở nên lo lắng hơn. Để trấn an họ, tôi luôn cố gắng thực hiện một số kế hoạch để giúp họ an tâm làm việc. Chúng tôi quyết định trả trước 2 tháng lương cho họ bằng tiền mặt. Điều gì cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như ngân hàng phá sản, hoặc trục trặc hệ thống...và những lúc ấy, mọi người luôn phải có một khoản tiền mặt dự phòng”, anh nói. 

Vị CEO luôn biết cách tạo động lực cho các nhân viên
Vị CEO luôn biết cách tạo động lực cho các nhân viên

Đúng như anh dự đoán, ngân hàng trung ương Ukraine đã đình chỉ hoạt động chuyển tiền điện tử cùng ngày Nga bắt đầu xâm lược quốc gia này. Hầu hết các máy ATM trên khắp Ukraine bắt đầu cạn tiền mặt. Nhiều người phải đứng xếp hàng hàng giờ chỉ để rút được tối đa 33 USD cho mỗi giao dịch. “Đó là một thử thách lớn đối với chúng tôi. 5 tháng trở lại đây, mọi thứ trở nên vô cùng đảo lộn. Nhưng ai cũng tự tin rằng, nếu công ty vẫn hoạt động và họ vẫn làm việc, họ sẽ cảm giác an toàn hơn”.

GIỮ TINH THẦN LẠC QUAN

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến 3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và di cư sang các nước láng giềng trong vòng chưa đầy 3 tuần. Do đó, nhiều người không thể tiếp tục làm việc. “Họ phải di dời, có kế hoạch riêng và hỗ trợ gia đình. Vì vậy trước tiên chúng tôi phải hoàn thành các mục tiêu của công ty để đảm bảo sự ổn định cho nhân viên và gia đình của họ”, Volodarsky nói. Nhưng dần dà, anh nhận ra điều đó không giúp ích nhiều cho tinh thần của nhân viên. “Khi mọi thứ đều hỗn độn và không chắc chắn, chỉ cần hoàn thành một công việc gì đó cũng khiến chúng ta cảm thấy ổn hơn. Ít nhất, bạn có thể thấy được những tiến bộ của bản thân thay vì ngồi đó và chờ chiến tranh kết thúc”.

Anh bắt đầu chỉ đạo nhóm nhân viên của công ty thực hiện những mục tiêu đã đặt ra trước chiến tranh. Đây cũng là nền tảng giúp cải thiện nguồn thu nhập chính của nhiều kỹ sư phần mềm. “Chúng tôi chia thành các mục tiêu nhỏ hơn để dần dần cải thiện nền tảng cũng như trải nghiệm người dùng. Mọi người đều rất vui vẻ và hào hứng vì công ty đã giới thiệu việc làm cho nhiều lập trình viên Ukraine. Dự kiến, tới cuối năm 2022, Lemon.io sẽ cung cấp việc làm cho hơn 1 nghìn người. “Hãy bước chậm lại và trân trọng những điều nhỏ bé mà bản thân tạo ra. Tất cả mọi người trong công ty chúng tôi cũng vậy, họ vẫn luôn ăn mừng mỗi khi hoàn thành được một mục tiêu hoặc dành được chiến thắng nhỏ”.

THOẢI MÁI CHO ĐI MÀ KHÔNG CẦN NHẬN LẠI

Quyết định giữ lại nhân viên và vẫn trả lương cho họ, kể cả với những quân nhân trên tiền tuyến của Volodarsky cũng đã tạo động lực lớn cho cả công ty. “Không phải ai cũng có thể ra mặt trận. Nhưng nếu họ đóng góp cho sự phát triển của công ty, họ cũng thực sự có ảnh hưởng”, anh nói. Tuy nhiên, anh vẫn nhấn mạnh, việc từ bỏ lợi nhuận không thực sự “dũng cảm” như nhiều người nghĩ. “Thực ra lợi nhuận ở thời điểm này là doanh thu, trừ đi những khoản cần chi tiêu như tiền lương, tiền quảng cáo,... và khoản tiền cung cấp cho quân đội”.

“Giúp đỡ mọi người không phải là điều khó. Công ty vẫn làm được điều này vì chúng tôi đã tự tạo ra các khoản tiền mặt và có lãi. Lemon.io vẫn luôn giữ vững hiệu quả về vốn dù nhận rất ít tiền hỗ trợ từ bên ngoài. “Chúng tôi rất vui vì đã hỗ trợ tiền và giúp quân đội quốc gia tới gần hơn với chiến thắng”, Volodarsky bày tỏ.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con