Chất vấn: Đại biểu băn khoăn, bộ trưởng sẵn sàng
Ghi nhận trước ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 5
Cùng là đại diện của dân, nhưng trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, vai trò của đại biểu - người chất vấn, và bộ trưởng - người trả lời, có sự phân vai khá rõ ràng.
Sáng thứ Năm (11/6), mới bắt đầu, song các đại biểu và các vị bộ trưởng đều đã có sự chuẩn bị chu đáo để chất vấn và trả lời chất vấn với trách nhiệm cao nhất. Trong khi một số đại biểu còn băn khoăn vì “rất khó theo đến cùng”, thì một số bộ trưởng cũng sẵn sàng “đi đến cùng vấn đề”.
Chưa “thỏa” cũng đành… chịu
Là đại biểu hoạt động tại địa phương, điều kiện giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên chính phủ sau mỗi phiên chất vấn không có nhiều. Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) mong muốn phiên chất vấn phải được dành nhiều thời gian hơn, còn như hiện nay thì “thấy nó chưa thỏa lắm”
Theo ông, chất vấn là phải đi đến cùng, phải là "tôi đưa ra vấn đề anh trả lời, rồi tôi lại hỏi tiếp cho rõ thì thôi". Chứ như cách điều hành hiện nay thì rất khó theo đến cùng, vì chủ tọa cứ nhắc người trả lời đi thẳng vào vấn đề nhưng vẫn có vị trả lời dài, mà nhiều người muốn hỏi nên mình rất khó theo.
Từ trước đến nay, mỗi kỳ họp thường có 7 - 8 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. Đại biểu Nhượng cho rằng chỉ cần 3,4 người thôi nhưng phải có thời gian dài ra, để tăng cường tranh luận và đi đến tận cùng mỗi vấn đề.
Giảm số lượng, nhưng theo ông thì phải lựa chọn vấn đề thật "đắt" và trao đổi tranh luận đến cùng, rồi có kết luận để cử tri đánh giá và giám sát thì mới thỏa mãn được. Nếu không thì có vấn đề ông chất vấn từ Quốc hội khóa 11 đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Kỳ này ông lại tiếp tục chất vấn, nhưng không được thì cũng “chịu”.
Bởi vậy, một điều rất quan trọng, theo ông là phải có trọng tài. Đại biểu có quyền hỏi, bộ trưởng có quyền trả lời, đại biểu chưa đúng thì lại hỏi tiếp. Nhưng hai cá nhân thì có thể không đi đến thống nhất (mà thực tế có rất nhiều vấn đề không đi đến thống nhất) nên phải có trọng tài, là Ủy ban Thường vụ Quốc hội chẳng hạn. Nếu không cứ một bên hỏi, một bên trả lời, chưa thỏa thì cũng đành…
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng băn khoăn về thời gian khi có tới 7,8 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trong 2,5 ngày. Chúng ta cứ nói chất lượng nâng lên nhưng lại muốn rút ngắn thời gian thì làm thế nào mà nâng được. Điều này cũng đã góp ý nhiều nhưng vẫn chưa thay đổi được, ông nói.
Là người rất “chịu” chất vấn, đại biểu Danh Út ( Kiên Giang) cho rằng, chất vấn theo nhóm vấn đề như kỳ họp trước là tốt. Song cần thông báo trước cho đại biểu vài ngày để chuẩn bị chứ vào phiên họp mới nói là vấn đề gì thì cập rập. Trong khi có thể đại biểu đã chuẩn bị những câu hỏi không nằm trong nhóm vấn đề đó, nhưng vẫn là vấn đề quan trọng, được cử tri quan tâm.
Không ngại trách nhiệm
Được đánh giá là người không ngại tranh luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết sẽ trả lời tới cùng mọi vấn đề mà đại biểu chất vấn, đáp ứng tối đa yêu cầu của các đại biểu Quốc hội.
“Kiến thức của mình tới đâu, khả năng hiểu biết của mình tới đâu và sự giải quyết trên thực tế tới đâu thì mình sẽ trả lời trung thực đến đó. Tôi nghĩ không có vấn đề gì nhạy cảm phải ái ngại khi trả lời trước Quốc hội cả”, ông nói.
Ông cho biết hiện mới nhận được 9 chất vấn chủ yếu xoay quanh các vấn đề quản lý vĩ mô, các giải pháp kích cầu; vấn đề về công tác dự báo. Riêng về gói kích cầu, bộ trưởng cho rằng Chính phủ hoàn toàn làm đúng quy định của pháp luật và làm đúng thẩm quyền của mình. Những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chính phủ đều có báo cáo và xin ý kiến.
Liên quan đến vấn đề “nhạy cảm” là trách nhiệm cá nhân, Bộ trưởng Phúc cũng cho biết “không lo ngại”. Nhưng cần nói rõ trách nhiệm vấn đề đó thuộc bộ, thuộc trách nhiệm của Chính phủ, hay thuộc bộ khác...Nhận thức đúng trách nhiệm thì mới xử lý được. “Tôi luôn tâm niệm rằng điều quan trọng nhất là nhận thức rõ trách nhiệm”, ông nói.
Nhận được 19 câu hỏi chất vấn tập trung vào các vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội, chế độ cho người có công, người tham gia kháng chiến…
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân không lo ngại đây là những vấn đề “nóng”.
Theo bà, trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái, kể cả đang có dấu hiệu phục hồi thì vấn đề lao động việc làm cũng được người lao động nói riêng và xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng đến từng thu nhập, đời sống của từng người lao động, từng gia đình cũng như ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội chung.
Bà cũng cho rằng ra trước diễn đàn Quốc hội thì bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý và cũng không nên đưa đẩy từ bộ này qua bộ nọ. Đã trả lời trước là phải nói trách nhiệm chính của bộ là gì.
“Cái nghiệp của tôi nó thế”
Không vắng mặt tại vị trí người trả lời chất vấn bất cứ kỳ họp nào của Quốc hội khóa 12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh bình thản: “ Chính phủ đã phân công thì phải làm. Chắc là cái nghiệp của tôi nó như thế rồi”
Điều quan trọng, theo ông là phải xem mỗi một phiên chất vấn, mỗi một kỳ họp thì đại biểu và cử tri tập trung quan tâm tới những vấn đề gì thì sẽ hướng vào vấn đề đó. Vì lên trả lời trước Quốc hội thì làm sao biết trước được người ta sẽ hỏi mình những gì.
Thậm chí có những việc, trên diễn đàn thì chất vấn như vậy, nhưng ra ngoài hội trường đại biều còn hỏi những cái khác chứ không phải chỉ những vấn đề mà người ta đã hỏi rồi thì thôi đâu, bộ trưởng tậm tư.
"Tùy cơ ứng biến", nhưng ông cho rằng, cách tốt nhất là cứ thẳng thắn mà nói không loanh quanh thì đại biểu sẽ dễ hiểu. “Điều gì đã thuộc về trách nhiệm của bộ ngành mình thì mình nói. Nhưng vấn đề nào đã không thuộc trách nhiệm của mình thì mình biết đến đâu nói đến đấy”
Còn có những câu hỏi mà đại biểu hỏi quá chi tiết thì mình trả lời cho biết cái hướng xử lý vấn đề là như thế. Chứ cũng không thể nào mà nhớ hết được mọi thứ
13 câu hỏi của đại biểu, 6 câu đất đai, 3 câu về môi trường, 1 câu về khoáng sản, 3 câu về tài nguyên nước là nội dung chất vấn mà Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhận được.
Ông cũng cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng trả lời hết các vấn đề, trong đó tập trung vào quản lý của nhà nước với đất công, đền bù giải phóng tái định cư, đất sân golf, đất nông nghiệp. Những chất vấn về Môi trường liên quan đến khai thác bauxite, ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy và vụ Vedan.
Đã sẵn sàng trả lời chất vấn, đó là tinh thần của Bộ trưởng Nguyên và các vị bộ trưởng đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Sáng thứ Năm (11/6), mới bắt đầu, song các đại biểu và các vị bộ trưởng đều đã có sự chuẩn bị chu đáo để chất vấn và trả lời chất vấn với trách nhiệm cao nhất. Trong khi một số đại biểu còn băn khoăn vì “rất khó theo đến cùng”, thì một số bộ trưởng cũng sẵn sàng “đi đến cùng vấn đề”.
Chưa “thỏa” cũng đành… chịu
Là đại biểu hoạt động tại địa phương, điều kiện giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên chính phủ sau mỗi phiên chất vấn không có nhiều. Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) mong muốn phiên chất vấn phải được dành nhiều thời gian hơn, còn như hiện nay thì “thấy nó chưa thỏa lắm”
Theo ông, chất vấn là phải đi đến cùng, phải là "tôi đưa ra vấn đề anh trả lời, rồi tôi lại hỏi tiếp cho rõ thì thôi". Chứ như cách điều hành hiện nay thì rất khó theo đến cùng, vì chủ tọa cứ nhắc người trả lời đi thẳng vào vấn đề nhưng vẫn có vị trả lời dài, mà nhiều người muốn hỏi nên mình rất khó theo.
Từ trước đến nay, mỗi kỳ họp thường có 7 - 8 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn. Đại biểu Nhượng cho rằng chỉ cần 3,4 người thôi nhưng phải có thời gian dài ra, để tăng cường tranh luận và đi đến tận cùng mỗi vấn đề.
Giảm số lượng, nhưng theo ông thì phải lựa chọn vấn đề thật "đắt" và trao đổi tranh luận đến cùng, rồi có kết luận để cử tri đánh giá và giám sát thì mới thỏa mãn được. Nếu không thì có vấn đề ông chất vấn từ Quốc hội khóa 11 đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Kỳ này ông lại tiếp tục chất vấn, nhưng không được thì cũng “chịu”.
Bởi vậy, một điều rất quan trọng, theo ông là phải có trọng tài. Đại biểu có quyền hỏi, bộ trưởng có quyền trả lời, đại biểu chưa đúng thì lại hỏi tiếp. Nhưng hai cá nhân thì có thể không đi đến thống nhất (mà thực tế có rất nhiều vấn đề không đi đến thống nhất) nên phải có trọng tài, là Ủy ban Thường vụ Quốc hội chẳng hạn. Nếu không cứ một bên hỏi, một bên trả lời, chưa thỏa thì cũng đành…
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng băn khoăn về thời gian khi có tới 7,8 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trong 2,5 ngày. Chúng ta cứ nói chất lượng nâng lên nhưng lại muốn rút ngắn thời gian thì làm thế nào mà nâng được. Điều này cũng đã góp ý nhiều nhưng vẫn chưa thay đổi được, ông nói.
Là người rất “chịu” chất vấn, đại biểu Danh Út ( Kiên Giang) cho rằng, chất vấn theo nhóm vấn đề như kỳ họp trước là tốt. Song cần thông báo trước cho đại biểu vài ngày để chuẩn bị chứ vào phiên họp mới nói là vấn đề gì thì cập rập. Trong khi có thể đại biểu đã chuẩn bị những câu hỏi không nằm trong nhóm vấn đề đó, nhưng vẫn là vấn đề quan trọng, được cử tri quan tâm.
Không ngại trách nhiệm
Được đánh giá là người không ngại tranh luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết sẽ trả lời tới cùng mọi vấn đề mà đại biểu chất vấn, đáp ứng tối đa yêu cầu của các đại biểu Quốc hội.
“Kiến thức của mình tới đâu, khả năng hiểu biết của mình tới đâu và sự giải quyết trên thực tế tới đâu thì mình sẽ trả lời trung thực đến đó. Tôi nghĩ không có vấn đề gì nhạy cảm phải ái ngại khi trả lời trước Quốc hội cả”, ông nói.
Ông cho biết hiện mới nhận được 9 chất vấn chủ yếu xoay quanh các vấn đề quản lý vĩ mô, các giải pháp kích cầu; vấn đề về công tác dự báo. Riêng về gói kích cầu, bộ trưởng cho rằng Chính phủ hoàn toàn làm đúng quy định của pháp luật và làm đúng thẩm quyền của mình. Những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chính phủ đều có báo cáo và xin ý kiến.
Liên quan đến vấn đề “nhạy cảm” là trách nhiệm cá nhân, Bộ trưởng Phúc cũng cho biết “không lo ngại”. Nhưng cần nói rõ trách nhiệm vấn đề đó thuộc bộ, thuộc trách nhiệm của Chính phủ, hay thuộc bộ khác...Nhận thức đúng trách nhiệm thì mới xử lý được. “Tôi luôn tâm niệm rằng điều quan trọng nhất là nhận thức rõ trách nhiệm”, ông nói.
Nhận được 19 câu hỏi chất vấn tập trung vào các vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội, chế độ cho người có công, người tham gia kháng chiến…
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân không lo ngại đây là những vấn đề “nóng”.
Theo bà, trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái, kể cả đang có dấu hiệu phục hồi thì vấn đề lao động việc làm cũng được người lao động nói riêng và xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng đến từng thu nhập, đời sống của từng người lao động, từng gia đình cũng như ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội chung.
Bà cũng cho rằng ra trước diễn đàn Quốc hội thì bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý và cũng không nên đưa đẩy từ bộ này qua bộ nọ. Đã trả lời trước là phải nói trách nhiệm chính của bộ là gì.
“Cái nghiệp của tôi nó thế”
Không vắng mặt tại vị trí người trả lời chất vấn bất cứ kỳ họp nào của Quốc hội khóa 12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh bình thản: “ Chính phủ đã phân công thì phải làm. Chắc là cái nghiệp của tôi nó như thế rồi”
Điều quan trọng, theo ông là phải xem mỗi một phiên chất vấn, mỗi một kỳ họp thì đại biểu và cử tri tập trung quan tâm tới những vấn đề gì thì sẽ hướng vào vấn đề đó. Vì lên trả lời trước Quốc hội thì làm sao biết trước được người ta sẽ hỏi mình những gì.
Thậm chí có những việc, trên diễn đàn thì chất vấn như vậy, nhưng ra ngoài hội trường đại biều còn hỏi những cái khác chứ không phải chỉ những vấn đề mà người ta đã hỏi rồi thì thôi đâu, bộ trưởng tậm tư.
"Tùy cơ ứng biến", nhưng ông cho rằng, cách tốt nhất là cứ thẳng thắn mà nói không loanh quanh thì đại biểu sẽ dễ hiểu. “Điều gì đã thuộc về trách nhiệm của bộ ngành mình thì mình nói. Nhưng vấn đề nào đã không thuộc trách nhiệm của mình thì mình biết đến đâu nói đến đấy”
Còn có những câu hỏi mà đại biểu hỏi quá chi tiết thì mình trả lời cho biết cái hướng xử lý vấn đề là như thế. Chứ cũng không thể nào mà nhớ hết được mọi thứ
13 câu hỏi của đại biểu, 6 câu đất đai, 3 câu về môi trường, 1 câu về khoáng sản, 3 câu về tài nguyên nước là nội dung chất vấn mà Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhận được.
Ông cũng cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng trả lời hết các vấn đề, trong đó tập trung vào quản lý của nhà nước với đất công, đền bù giải phóng tái định cư, đất sân golf, đất nông nghiệp. Những chất vấn về Môi trường liên quan đến khai thác bauxite, ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy và vụ Vedan.
Đã sẵn sàng trả lời chất vấn, đó là tinh thần của Bộ trưởng Nguyên và các vị bộ trưởng đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ.