Châu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics

Hoài Thu
Chia sẻ

Tại châu Á, năm 2021 mang đến thảm họa cho Ấn Độ với làn sóng bùng dịch với số ca tử vong bình quân 2.000-4.000 người/ngày trong giai đoạn từ giữa tháng 4 tới đầu tháng 6. Còn Myanmar, Thái Lan ghi nhận làn sóng biểu tình sau những biến động chính trị lớn...

Người biểu tình Myanmar giơ biểu ngữ có hình nhà cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi tại Yangon ngày 12/3/2021 - Ảnh: AFP
Người biểu tình Myanmar giơ biểu ngữ có hình nhà cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi tại Yangon ngày 12/3/2021 - Ảnh: AFP

Tiếp nối năm 2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục là chủ đề được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2021 khi mà các quốc gia trên thế giới phải vật lộn để kiềm chế các làn sóng dịch bệnh mới. Cuối tháng 11, biến thể mới Omicron với khả năng lây lan nhanh hơn xuất hiện làm đảo lộn xuất hiện làm đảo lộn kế hoạch mở cửa trở lại của nhiều quốc gia.

Tại châu Á, năm 2021 mang đến thảm họa cho Ấn Độ với làn sóng bùng dịch với số ca tử vong bình quân 2.000-4.000 người/ngày trong giai đoạn từ giữa tháng 4 tới đầu tháng 6. Còn Myanmar, Thái Lan ghi nhận làn sóng biểu tình sau những biến động chính trị lớn.

Năm qua, thế vận hội mùa hè tại Tokyo, diễn ra sau một năm trì hoãn do đại dịch, gây tranh cãi lớn khi được tổ chức giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát mạnh…

Cùng nhìn lại năm 2021 tại châu Á qua ảnh, theo Nikkei Asia.

THÁNG 1

Một phụ nữ được mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của công ty Trung Quốc Sinovac Biotech tại một bệnh viện ở Jakarta, Indonesia, ngày 14/1 khi quốc gia đông dân thứ 4 thế giới bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng - Ảnh:  Reuters
Một phụ nữ được mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của công ty Trung Quốc Sinovac Biotech tại một bệnh viện ở Jakarta, Indonesia, ngày 14/1 khi quốc gia đông dân thứ 4 thế giới bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng - Ảnh:  Reuters

THÁNG 2

Một binh sĩ đứng sau hàng rào chặn con dường dẫn tới Quốc hội Myanmar ở Naypyidaw vào ngày 1/2 sau khi quân đội nước này tiến hành đảo chính với việc bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) - Ảnh: AFP
Một binh sĩ đứng sau hàng rào chặn con dường dẫn tới Quốc hội Myanmar ở Naypyidaw vào ngày 1/2 sau khi quân đội nước này tiến hành đảo chính với việc bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) - Ảnh: AFP
Học sinh mẫu giáo tại trường Niyom Songkhrao, Bangkok, Thái Lan học cách thích nghi với dịch khi học tập với vách ngăn trên bàn khi nước này mở cửa hầu hết trường học - Ảnh: Getty Images
Học sinh mẫu giáo tại trường Niyom Songkhrao, Bangkok, Thái Lan học cách thích nghi với dịch khi học tập với vách ngăn trên bàn khi nước này mở cửa hầu hết trường học - Ảnh: Getty ImagesChâu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics - Ảnh 1
Người dân Myanmar biểu tình phản đối việc quân đội tiếp quản chính quyền tại Yangon vào ngày 27/2 - Ảnh: Reuters
Châu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics - Ảnh 2
Người biểu tình phản đối chính phủ xuống đường tại Bangkok ngày 28/2, tuần hành về phía dinh thự của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, kêu gọi cải cách chế độ quân chủ và yêu cầu quân đội rút khỏi chính trường - Ảnh: AP

THÁNG 3

Các thành viên mới được bầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII tại lễ bế mạc Đại hội Đảng XIII ngày 1/2 - sự kiện đặt ra các mục tiêu phát triển Việt Nam trong 5 năm tới và bổ nhiệm các lãnh đạo cao nhất của đất nước - Ảnh: TTXVN
Các thành viên mới được bầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII tại lễ bế mạc Đại hội Đảng XIII ngày 1/2 - sự kiện đặt ra các mục tiêu phát triển Việt Nam trong 5 năm tới và bổ nhiệm các lãnh đạo cao nhất của đất nước - Ảnh: TTXVN
Người biểu tình chống đảo chính đối đầu với cảnh sát chống bạo động tại Yangon ngày 1/3 khi chính phủ quân sự Myanmar tăng cường đàn áp với việc sử dụng hơi cay và đạn thật để khống chế ngườ biểu tình. Theo các tổ chức giám sát, những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng - Ảnh: Getty Images
Người biểu tình chống đảo chính đối đầu với cảnh sát chống bạo động tại Yangon ngày 1/3 khi chính phủ quân sự Myanmar tăng cường đàn áp với việc sử dụng hơi cay và đạn thật để khống chế ngườ biểu tình. Theo các tổ chức giám sát, những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng - Ảnh: Getty Images
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn chỉ vào một quả dứa trong cuộc họp báo tại văn phòng Đảng Dân chủ Tiến bộ ngày 3/3 sau khi Trung Quốc đại lục cấm nhập khẩu dứa trồng tại Đài Loan - Ảnh: Getty Images
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn chỉ vào một quả dứa trong cuộc họp báo tại văn phòng Đảng Dân chủ Tiến bộ ngày 3/3 sau khi Trung Quốc đại lục cấm nhập khẩu dứa trồng tại Đài Loan - Ảnh: Getty ImagesChâu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics - Ảnh 3
Người dân Nhật Bản thả bóng bay hình chim bồ câu tại Natori, tỉnh Miyagi, nhân kỷ niệm 10 năm trận động đất 9 độ richter gây ra thảm họa sóng thần và hạt nhân, khiến hơn 18.000 người thiệt mạng - Ảnh: Nikkei Asia

THÁNG 4

Từ giữa tháng 4, Ấn Độ chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ hai làm tệ liệt hệ thống y tế, hàng chục nghìn người tử vong do bệnh nhân Covid-19 không thể tiếp cận các cơ sở chăm sóc y tế và không có đủ oxy. Trong ảnh là các bệnh nhân Covid được điều trị tại phòng cấp cứu của bệnh viện Lok Nayak Jai Prakash ở New Delhi vào ngày 15/4 - Ảnh: Reuters
Từ giữa tháng 4, Ấn Độ chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ hai làm tệ liệt hệ thống y tế, hàng chục nghìn người tử vong do bệnh nhân Covid-19 không thể tiếp cận các cơ sở chăm sóc y tế và không có đủ oxy. Trong ảnh là các bệnh nhân Covid được điều trị tại phòng cấp cứu của bệnh viện Lok Nayak Jai Prakash ở New Delhi vào ngày 15/4 - Ảnh: Reuters
Giữa làn sóng dịch bệnh thảm họa, Ấn Độ rơi vào tình trạng thiếu vaccine Covishield - loại vaccine Covid-19 do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất - Ảnh: Reuters
Giữa làn sóng dịch bệnh thảm họa, Ấn Độ rơi vào tình trạng thiếu vaccine Covishield - loại vaccine Covid-19 do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất - Ảnh: Reuters

THÁNG 5-6

Đây là một trong những hình ảnh gây ám ảnh về "chảo lửa" Covid Ấn Độ. Trong ảnh, nhân viên viên đang chờ để thiêu xác nạn nhân Covid-19 tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 23/4. Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 4 tới đầu tháng 6, Ấn Độ ghi nhận từ 2.000-4.000 ca tử vong mỗi ngày, cao điểm có ngày tới 4.300 ca. Số ca nhiễm mỗi ngày lên tới vài trăm nghìn, gây ra tình trạng hỗn loạn chưa từng có - Ảnh: Reuters
Đây là một trong những hình ảnh gây ám ảnh về "chảo lửa" Covid Ấn Độ. Trong ảnh, nhân viên viên đang chờ để thiêu xác nạn nhân Covid-19 tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 23/4. Trong khoảng thời gian từ giữa tháng 4 tới đầu tháng 6, Ấn Độ ghi nhận từ 2.000-4.000 ca tử vong mỗi ngày, cao điểm có ngày tới 4.300 ca. Số ca nhiễm mỗi ngày lên tới vài trăm nghìn, gây ra tình trạng hỗn loạn chưa từng có - Ảnh: Reuters

THÁNG 7

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc được phát trên màn hình lớn tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh  ngày 1/7 - Ảnh: Getty Images
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc được phát trên màn hình lớn tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh  ngày 1/7 - Ảnh: Getty Images
Vận động viên Naomi Osaka của Nhật Bản cầm ngọn đuốc Olympic sau khi thắp sáng ngọn đuốc khai mạc Thế vận hội Tokyo vào ngày 23/7 - Ảnh: Nikkei Asia
Vận động viên Naomi Osaka của Nhật Bản cầm ngọn đuốc Olympic sau khi thắp sáng ngọn đuốc khai mạc Thế vận hội Tokyo vào ngày 23/7 - Ảnh: Nikkei Asia
Phun khử trùng đường phố khi Hà Nội áp dụng phong tỏa trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 7 - Ảnh: Reuters
Phun khử trùng đường phố khi Hà Nội áp dụng phong tỏa trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 7 - Ảnh: Reuters

THÁNG 8

Dù vấp phải nhiều ý kiến phản đối và thậm chí làn sóng biểu tình của người dân khi tình tình dịch tại Nhật diễn biến phức tạp với biến thể Delta, Thế vận hội Tokyo vẫn được tổ chức với các sân vận động không có khán giả. Trong ảnh là màn pháo hoa cùng dòng chữ "cảm ơn" bằng tiếng Nhật được hiển thị trên màn hình trong lễ bế mạc Thế vận hội Tokyo vào ngày 8/8 - Ảnh: Nikkei Asia
Dù vấp phải nhiều ý kiến phản đối và thậm chí làn sóng biểu tình của người dân khi tình tình dịch tại Nhật diễn biến phức tạp với biến thể Delta, Thế vận hội Tokyo vẫn được tổ chức với các sân vận động không có khán giả. Trong ảnh là màn pháo hoa cùng dòng chữ "cảm ơn" bằng tiếng Nhật được hiển thị trên màn hình trong lễ bế mạc Thế vận hội Tokyo vào ngày 8/8 - Ảnh: Nikkei Asia
Một lính thủy đánh bộ Mỹ hỗ trợ tại Điểm kiểm soát sơ tán tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai, Kabul, Afghanistan, vào ngày 26/8 khi chính quyền Washington tiến hành rút hết quân tại quốc gia Trung Đông với thời hạn cuối cùng là 31/8, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của Mỹ. Cuộc rút quân tại Mỹ gây ra tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan khi hàng nghìn người đổ ra các sân bay với mong muốn được sơ tán khỏi quốc gia này. Trước đó, vào ngày 15/8, lực lượng Hồi giáo Taliban đã nắm được chính quyền toàn quốc ở Afghanistan - Ảnh: Reuters
Một lính thủy đánh bộ Mỹ hỗ trợ tại Điểm kiểm soát sơ tán tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai, Kabul, Afghanistan, vào ngày 26/8 khi chính quyền Washington tiến hành rút hết quân tại quốc gia Trung Đông với thời hạn cuối cùng là 31/8, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của Mỹ. Cuộc rút quân tại Mỹ gây ra tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan khi hàng nghìn người đổ ra các sân bay với mong muốn được sơ tán khỏi quốc gia này. Trước đó, vào ngày 15/8, lực lượng Hồi giáo Taliban đã nắm được chính quyền toàn quốc ở Afghanistan - Ảnh: Reuters

THÁNG 9Châu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics - Ảnh 4

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự cuộc diễu hành bán quân sự kỷ niệm 73 năm ngày thành lập nước tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng. Đây là hình ảnh được Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên cung cấp vào ngày 9/9.
Tháng 9/2021, vụ việc "đế chế" bất động sản Evergrande của Trung Quốc đứng trước bờ vực phá sản nhận được sự quan tâm lớn của giới tài chính toàn cầu. Tập đoàn từng tuyên bố có 1.300 dự án nhà ở tại hơn 280 thành phố của Trung Quốc này ôm "bom nợ" 300 tỷ USD và việc tập đoàn này vỡ nợ có thể gây ra một cơn địa chấn với nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh: AFP
Tháng 9/2021, vụ việc "đế chế" bất động sản Evergrande của Trung Quốc đứng trước bờ vực phá sản nhận được sự quan tâm lớn của giới tài chính toàn cầu. Tập đoàn từng tuyên bố có 1.300 dự án nhà ở tại hơn 280 thành phố của Trung Quốc này ôm "bom nợ" 300 tỷ USD và việc tập đoàn này vỡ nợ có thể gây ra một cơn địa chấn với nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh: AFP
Nhiều người tập trung bên cạnh trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 16/9 để đòi lại tiền mà họ đã đầu tư vào các dự án của tập đoàn này - Ảnh: Reuters
Nhiều người tập trung bên cạnh trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 16/9 để đòi lại tiền mà họ đã đầu tư vào các dự án của tập đoàn này - Ảnh: Reuters

THÁNG 10-11

 
Người Indonesia xuống đường biểu tình yêu cầu công lý về biến đổi khí hậu ở Jakarta vào ngày 5/11. Họ tức giận với tuyên bố của Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra tại hội nghị COP26 liên quan tới mục tiêu trung hòa carbon và cho rằng đây là những cam kết chưa đủ mạnh - Ảnh: Reuters
Người Indonesia xuống đường biểu tình yêu cầu công lý về biến đổi khí hậu ở Jakarta vào ngày 5/11. Họ tức giận với tuyên bố của Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra tại hội nghị COP26 liên quan tới mục tiêu trung hòa carbon và cho rằng đây là những cam kết chưa đủ mạnh - Ảnh: Reuters
Ảnh chụp từ trên không về một nhà máy nhiệt điện than ở Lan Châu, thuộc tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, ngày 12/11, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài. Ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự COP26 - Ảnh: AP
Ảnh chụp từ trên không về một nhà máy nhiệt điện than ở Lan Châu, thuộc tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, ngày 12/11, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài. Ông Tập Cận Bình không trực tiếp tham dự COP26 - Ảnh: APChâu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics - Ảnh 5
Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11 - đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống hồi đầu năm. Trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó thống nhất đẩy mạnh liên lạc và hợp tác để giải quyết thách thức cũng như bất đồng của hai bên với tư các hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh: Reuters
Ngày 25/11, Nam Phi xác định ca mắc biến thể Covid-19 Omicron đầu tiên. Biến thể này sau đó nhanh chóng lan nhanh ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới - Ảnh: AP
Ngày 25/11, Nam Phi xác định ca mắc biến thể Covid-19 Omicron đầu tiên. Biến thể này sau đó nhanh chóng lan nhanh ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới - Ảnh: AP

THÁNG 12

Một phụ nữ ở Bắc Kinh chụp ảnh bên cạnh màn hình hiển thị số ngày còn lại trước Thế vận hội Bắc Kinh 2022. Ngày 7/12, Mỹ tuyên bố tẩy chay ngoại giao với sự kiện thể thao này do vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Thế vận hội Bắc Kinh 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 4-20/2/2022 - Ảnh: EPA
Một phụ nữ ở Bắc Kinh chụp ảnh bên cạnh màn hình hiển thị số ngày còn lại trước Thế vận hội Bắc Kinh 2022. Ngày 7/12, Mỹ tuyên bố tẩy chay ngoại giao với sự kiện thể thao này do vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Thế vận hội Bắc Kinh 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 4-20/2/2022 - Ảnh: EPA
Cán bộ y tế khử trùng cabin một máy bay của hãng hàng không Asiana Airlines tại Sân bay Quốc tế Incheon, ở Incheon, Hàn Quốc, vào ngày 9/12 trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh ra nhiều quốc gia trên thế giới - Ảnh: Reuters 
Cán bộ y tế khử trùng cabin một máy bay của hãng hàng không Asiana Airlines tại Sân bay Quốc tế Incheon, ở Incheon, Hàn Quốc, vào ngày 9/12 trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh ra nhiều quốc gia trên thế giới - Ảnh: Reuters Châu Á năm 2021 qua ảnh: Đại dịch, biểu tình và tranh cãi về Olympics - Ảnh 6
Ngày 20/12, tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa trở về Trái đất trên con tàu Soyuz MS-20 ở một khu vực hẻo lánh bên ngoài Zhezkazgan, thuộc vùng Karaganda của Kazakhstan. Trước đó, ông đã có 12 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, thực hiện các video về việc thực hiện các nhiệm vụ ngoài không gian của các nhân viên tại đây - Ảnh: AFP

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con