Chỉ huy tàu Mỹ kể chuyện tuần tra gần đảo nhân tạo
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi tàu Mỹ
Ngay khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ vượt qua giới hạn 12 hải lý quanh một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông vào tuần trước, một chiến hạm Trung Quốc bám theo từ trước đó bắt đầu lên tiếng.
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi - chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11.
Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải.
Tàu Trung Quốc “vẫn nhắc đi nhắc lại câu hỏi ban đầu”, chỉ huy Francis cho hay.
Theo hãng tin Reuters, câu chuyện này được ông Francis kể lại trên tàu Theodore Roosevelt khi hàng không mẫu hạm này di chuyển cách 150-200 hải lý kể từ cực Nam của quần đảo Trường Sa ngày 5/11.
Trước đó, vào đêm 4/11, tàu Lassen đã gia nhập vào nhóm của tàu Roosevelt, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tới tàu Roosevelt vào ngày 5/11.
Nhấn mạnh về tần suất các chiến hạm Trung Quốc gặp tàu Trung Quốc ở các vùng biển châu Á, chỉ huy Francis nói tàu Lassen đã gặp tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc khoảng 50 lần kể từ tháng 5 khi tuần tra trên biển Đông và biển Hoa Đông - công việc mà ông Francis miêu tả là hoạt động thường kỳ.
“Mỗi ngày tàu Trung Quốc tuần tra, chúng tôi đều gặp phía Trung Quốc”, ông Francis nói.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc có hàng chục tàu hải quân và bảo vệ bờ biển triển khai trên biển Đông ở bất kỳ thời điểm nào. Các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ với tàu Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau khi giới chức Mỹ nói hải quân nước này dự định tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên biển Đông mỗi quý hai lần.
Ông Francis cho biết, con tàu khu trục Trung Quốc đã bám theo tàu Lassen suốt 10 ngày trước và sau khi chiến hạm Mỹ tiến sát đảo nhân tạo. Cũng theo vị chỉ huy Mỹ, tàu Lassen đã vào khu vực cách nơi Trung Quốc khai hoang gần nhất khoảng 6-7 hải lý.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ và Trung Quốc đều căng thẳng.
“Cách đây vài tuần, chúng tôi đã nói chuyện với một trong những con tàu bám theo chúng tôi, một tàu Trung Quốc... Chúng tôi cầm bộ đàm lên và nói: “Này, các anh đang làm gì vào ngày thứ Bảy này thế? Ồ, chúng tôi có bánh pizza và cánh gà. Các anh đang ăn gì? Mà chúng tôi còn đang lên kế hoạch cho Halloween nữa”, ông Francis nói.
Theo vị chỉ huy Mỹ, mục đích của việc nói như vậy là “để cho họ thấy rằng chúng tôi là những thủy thủ bình thường, cũng giống như họ, cũng có gia đình”.
Các thủy thủ bên phía tàu Trung Quốc, đáp lại bằng tiếng Anh, kể họ từ đầu tới, về gia đình họ và những nơi họ đã ghé thăm - ông Francis cho biết.
Cuối cùng, chiến hạm Trung Quốc bám theo tàu Lassen trong chuyến tuần tra gần đảo nhân tạo cũng rẽ theo một hướng khác.
“Họ lúc nào cũng tỏ ra thân mật... thậm chí cả trước và sau chuyến tuần tra gần Trường Sa”, ông Francis nói.
“Khi rời đi, họ nói: ‘Này, chúng tôi sẽ không đi theo các anh nữa. Chúc các anh có một hành trình thú vị. Hẹn gặp lại’”, vị chỉ huy Mỹ kể.
Về phần mình, Francis và 300 thủy thủ trên tàu Lassen không hề cảm thấy bối rối khi đọc những bài báo viết về cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo - một trong những cuộc tuần tra được mong chờ nhất của Hải quân Mỹ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Francis nói, mẹ ông đã đọc tin và gọi điện hỏi xem ông đang ở đâu.
“Một ngày nữa trôi qua trên biển Đông. Mọi việc vẫn diễn ra rất chuyên nghiệp”, Francis nói.
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi - chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11.
Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải.
Tàu Trung Quốc “vẫn nhắc đi nhắc lại câu hỏi ban đầu”, chỉ huy Francis cho hay.
Theo hãng tin Reuters, câu chuyện này được ông Francis kể lại trên tàu Theodore Roosevelt khi hàng không mẫu hạm này di chuyển cách 150-200 hải lý kể từ cực Nam của quần đảo Trường Sa ngày 5/11.
Trước đó, vào đêm 4/11, tàu Lassen đã gia nhập vào nhóm của tàu Roosevelt, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tới tàu Roosevelt vào ngày 5/11.
Nhấn mạnh về tần suất các chiến hạm Trung Quốc gặp tàu Trung Quốc ở các vùng biển châu Á, chỉ huy Francis nói tàu Lassen đã gặp tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc khoảng 50 lần kể từ tháng 5 khi tuần tra trên biển Đông và biển Hoa Đông - công việc mà ông Francis miêu tả là hoạt động thường kỳ.
“Mỗi ngày tàu Trung Quốc tuần tra, chúng tôi đều gặp phía Trung Quốc”, ông Francis nói.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc có hàng chục tàu hải quân và bảo vệ bờ biển triển khai trên biển Đông ở bất kỳ thời điểm nào. Các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ với tàu Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau khi giới chức Mỹ nói hải quân nước này dự định tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên biển Đông mỗi quý hai lần.
Ông Francis cho biết, con tàu khu trục Trung Quốc đã bám theo tàu Lassen suốt 10 ngày trước và sau khi chiến hạm Mỹ tiến sát đảo nhân tạo. Cũng theo vị chỉ huy Mỹ, tàu Lassen đã vào khu vực cách nơi Trung Quốc khai hoang gần nhất khoảng 6-7 hải lý.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ và Trung Quốc đều căng thẳng.
“Cách đây vài tuần, chúng tôi đã nói chuyện với một trong những con tàu bám theo chúng tôi, một tàu Trung Quốc... Chúng tôi cầm bộ đàm lên và nói: “Này, các anh đang làm gì vào ngày thứ Bảy này thế? Ồ, chúng tôi có bánh pizza và cánh gà. Các anh đang ăn gì? Mà chúng tôi còn đang lên kế hoạch cho Halloween nữa”, ông Francis nói.
Theo vị chỉ huy Mỹ, mục đích của việc nói như vậy là “để cho họ thấy rằng chúng tôi là những thủy thủ bình thường, cũng giống như họ, cũng có gia đình”.
Các thủy thủ bên phía tàu Trung Quốc, đáp lại bằng tiếng Anh, kể họ từ đầu tới, về gia đình họ và những nơi họ đã ghé thăm - ông Francis cho biết.
Cuối cùng, chiến hạm Trung Quốc bám theo tàu Lassen trong chuyến tuần tra gần đảo nhân tạo cũng rẽ theo một hướng khác.
“Họ lúc nào cũng tỏ ra thân mật... thậm chí cả trước và sau chuyến tuần tra gần Trường Sa”, ông Francis nói.
“Khi rời đi, họ nói: ‘Này, chúng tôi sẽ không đi theo các anh nữa. Chúc các anh có một hành trình thú vị. Hẹn gặp lại’”, vị chỉ huy Mỹ kể.
Về phần mình, Francis và 300 thủy thủ trên tàu Lassen không hề cảm thấy bối rối khi đọc những bài báo viết về cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo - một trong những cuộc tuần tra được mong chờ nhất của Hải quân Mỹ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Francis nói, mẹ ông đã đọc tin và gọi điện hỏi xem ông đang ở đâu.
“Một ngày nữa trôi qua trên biển Đông. Mọi việc vẫn diễn ra rất chuyên nghiệp”, Francis nói.