Tàu chiến Mỹ tiến sát đảo nhân tạo Trung Quốc trên biển Đông
Thách thức của Mỹ nhằm vào các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc
Khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ đã tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông, Reuters đưa tin.
Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với hãng tin này rằng, tàu khu trục USS Lassen đã tới gần hai bãi đá Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây vốn là hai thực thể nửa nổi nửa chìm, trước khi Trung Quốc tiến hành bồi lấp trái phép để biến thành đảo nhân tạo vào năm 2014.
Theo vị quan chức đề nghị không nêu danh tính, khu trục hạm Lassen sẽ ở trong giới hạn 12 hải lý quanh hai đảo nhân tạo trên vài giờ đồng hồ trước khi rời đi. Việc tàu chiến này tới gần đảo nhân tạo trên biển Đông sẽ mở đầu cho một loạt những thách thức của Mỹ nhằm vào các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên vùng biển này.
Trước đó, vị quan chức nói chiến hạm Lassen sẽ được yểm trợ bởi một máy bay trinh sát P-8A của hải quân Mỹ và có thể là một máy bay trinh sát P-3. Hai loại máy bay này của Mỹ vẫn thường tiến hành hoạt động trinh sát định kỳ trên biển Đông.
Cuộc tuần tra trong giới hạn 12 hải lý này là hành động thách thức mạnh nhất của Mỹ đối với tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên biển Đông. Reuters dự báo chắc chắn Bắc Kinh sẽ “nổi đóa” trước động thái này của Mỹ.
Tháng trước, Trung Quốc từng tuyên bố “không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào” vi phạm vùng lãnh hải và không phận mà nước này tự cho là của mình ở Trường Sa.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói ý tưởng về tự do hàng hải không nên được sử dụng để che đậy cho hành động phô trương sức mạnh và Mỹ nên “kiềm chế có lời nói hay hành động gây hấn, đồng thời hãy hành động có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Theo lời vị quan chức Mỹ tiết lộ thông tin với Reuters, Mỹ sẽ tiến hành thêm những cuộc tuần tra tương tự nữa trong những tuần sắp tới. “Hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên”, vị này cho biết.
Cuộc tuần tra của chiến hạm Lassen đánh dấu lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp thành đảo nhân tạo vào năm 2014. Lần gần đây nhất Mỹ tiến hành cuộc tuần tra tương tự đối với khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô căn cứ ở Trường Sa là vào năm 2012.
Hạ nghị sỹ Mỹ Randy Forbes đánh giá cao cuộc tuần tra này. “Việc tàu Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể nhân tạo trên biển Đông là một phản ứng cần thiết đối với hành vi gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực”, ông Forbes nói.
Cuộc tuần tra diễn ra chỉ vài tuần trước một loạt cuộc gặp thượng đỉnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến tham gia vào nửa sau của tháng 11.
Tháng trước, trong chuyến thăm Mỹ, ông Tập đã khiến giới chức Mỹ ngạc nhiên khi tuyên bố Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” các đảo nhân tạo trên biển Đông.
Tuy nhiên, các bức ảnh chụp từ vệ tinh trước đó đã cho thấy Trung Quốc xây 3 đường băng quân sự trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, bao gồm 1 đường băng trên mỗi bãi Vành Khăn và Subi.
Một số quan chức Mỹ từng nói rằng kế hoạch tuần tra trong phạm vi 12 hải lý là nhằm “kiểm tra” tuyên bố mà ông Tập Cận Bình đã đưa ra ở Washington về biển Đông.
Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với hãng tin này rằng, tàu khu trục USS Lassen đã tới gần hai bãi đá Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây vốn là hai thực thể nửa nổi nửa chìm, trước khi Trung Quốc tiến hành bồi lấp trái phép để biến thành đảo nhân tạo vào năm 2014.
Theo vị quan chức đề nghị không nêu danh tính, khu trục hạm Lassen sẽ ở trong giới hạn 12 hải lý quanh hai đảo nhân tạo trên vài giờ đồng hồ trước khi rời đi. Việc tàu chiến này tới gần đảo nhân tạo trên biển Đông sẽ mở đầu cho một loạt những thách thức của Mỹ nhằm vào các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên vùng biển này.
Trước đó, vị quan chức nói chiến hạm Lassen sẽ được yểm trợ bởi một máy bay trinh sát P-8A của hải quân Mỹ và có thể là một máy bay trinh sát P-3. Hai loại máy bay này của Mỹ vẫn thường tiến hành hoạt động trinh sát định kỳ trên biển Đông.
Cuộc tuần tra trong giới hạn 12 hải lý này là hành động thách thức mạnh nhất của Mỹ đối với tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc trên biển Đông. Reuters dự báo chắc chắn Bắc Kinh sẽ “nổi đóa” trước động thái này của Mỹ.
Tháng trước, Trung Quốc từng tuyên bố “không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào” vi phạm vùng lãnh hải và không phận mà nước này tự cho là của mình ở Trường Sa.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói ý tưởng về tự do hàng hải không nên được sử dụng để che đậy cho hành động phô trương sức mạnh và Mỹ nên “kiềm chế có lời nói hay hành động gây hấn, đồng thời hãy hành động có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Theo lời vị quan chức Mỹ tiết lộ thông tin với Reuters, Mỹ sẽ tiến hành thêm những cuộc tuần tra tương tự nữa trong những tuần sắp tới. “Hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên”, vị này cho biết.
Cuộc tuần tra của chiến hạm Lassen đánh dấu lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp thành đảo nhân tạo vào năm 2014. Lần gần đây nhất Mỹ tiến hành cuộc tuần tra tương tự đối với khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô căn cứ ở Trường Sa là vào năm 2012.
Hạ nghị sỹ Mỹ Randy Forbes đánh giá cao cuộc tuần tra này. “Việc tàu Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể nhân tạo trên biển Đông là một phản ứng cần thiết đối với hành vi gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực”, ông Forbes nói.
Cuộc tuần tra diễn ra chỉ vài tuần trước một loạt cuộc gặp thượng đỉnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến tham gia vào nửa sau của tháng 11.
Tháng trước, trong chuyến thăm Mỹ, ông Tập đã khiến giới chức Mỹ ngạc nhiên khi tuyên bố Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” các đảo nhân tạo trên biển Đông.
Tuy nhiên, các bức ảnh chụp từ vệ tinh trước đó đã cho thấy Trung Quốc xây 3 đường băng quân sự trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, bao gồm 1 đường băng trên mỗi bãi Vành Khăn và Subi.
Một số quan chức Mỹ từng nói rằng kế hoạch tuần tra trong phạm vi 12 hải lý là nhằm “kiểm tra” tuyên bố mà ông Tập Cận Bình đã đưa ra ở Washington về biển Đông.