Chiến lược AI của Apple gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc

Bảo Bình
Chia sẻ

Nỗ lực thúc đẩy doanh số iPhone bằng các tính năng AI mới, tuy nhiên, Apple tiếp tục bị cản phá tại thị trường Trung Quốc ...

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra chính sách quản công nghệ AI tổng hợp
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra chính sách quản công nghệ AI tổng hợp

Apple đang nghiên cứu các tính năng AI và đưa vào iPhone để thúc đẩy doanh số bán smartphone này, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi nhu cầu mua iPhone đang sụt giảm và vị thế Apple đang bị đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh trong nước. Nhưng Apple lại đối mặt với một vấn đề mới tại thị trường Trung Quốc. Đó là ChatGPT – sắp được tích hợp vào Siri – bị cấm ở Trung Quốc.

GIAN NAN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Trong bài thuyết trình hồi đầu tháng này tại sự kiện các nhà phát triển của công ty, Apple đã giới thiệu công nghệ độc quyền Apple Intelligence để hỗ trợ các tính năng AI mới hấp dẫn, tuyên bố hợp tác với OpenAI để sử dụng công cụ ChatGPT.

Động thái này cho thấy Apple đang cố gắng đẩy nhanh việc xúc tiến công nghệ mới nhất vào thời điểm các đối thủ công nghệ như Microsoft, Google, Meta và Samsung đã tìm được chỗ đứng AI của mình. Thỏa thuận với OpenAI có thể giúp Apple thu hẹp khoảng cách.

Nhưng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra chính sách quản công nghệ AI tổng hợp. Vào tháng 8/2023, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, cơ quan giám sát internet hàng đầu của đất nước, đã đưa ra các hướng dẫn mới, yêu cầu các công ty phải có giấy phép phê duyệt trước khi triển khai công nghệ mới. Tính đến tháng 3/2024, cơ quan quản lý đã phê duyệt hơn 100 mô hình AI tính, tất cả đều từ các công ty Trung Quốc.

Theo Wall Street Journal, Apple đang tìm kiếm một công ty AI Trung Quốc để hợp tác trước khi iPhone dự kiến ​​ra mắt vào tháng 9, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Apple đã không bình luận gì về những diễn biến trên.

Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, nhu cầu tìm kiếm đối tác địa phương của Apple xuất hiện vào thời điểm doanh số bán điện thoại thông minh của nhà Táo đã giảm mạnh 10% trong quý đầu tiên năm nay, phần lớn là do doanh số bán iPhone giảm mạnh ở Trung Quốc. Công ty đã mất đà ở Trung Quốc vì nhiều lý do, từ kinh tế khó khăn đến mức độ cạnh tranh gia tăng đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của Apple.

RẮC RỐI Ở EU

Apple không chỉ gặp rắc rối tại Trung Quốc trong nỗ lực giới thiệu các công cụ AI mới để thúc đẩy doanh số. Bản thân Apple cho biết họ “rất có động lực” mang các tính năng này đến với khách hàng trên toàn thế giới, nhưng hãng cũng đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý ở Liên minh Châu Âu.

Thậm chí, Apple cho biết “không tin” là công ty có thể triển khai các tính năng AI ở châu Âu trong năm nay.

“Do những bất ổn về quy định của Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA), chúng tôi không tin rằng mình sẽ có thể triển khai ba trong số các tính năng này - Chia sẻ iPhone, cải tiến Chia sẻ màn hình SharePlay và Apple Intelligence - cho người dùng EU trong năm nay”, một phát ngôn viên cho biết trong một tuyên bố.

“Đặc biệt, chúng tôi lo ngại rằng các yêu cầu về khả năng tương tác của DMA có thể buộc chúng tôi phải thỏa hiệp tính toàn vẹn của sản phẩm theo cách gây rủi ro cho quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng”. Dù vậy Apple vẫn cho biết: “Chúng tôi cam kết hợp tác với Ủy ban Châu Âu trong nỗ lực tìm ra giải pháp cho phép chúng tôi cung cấp các tính năng này cho khách hàng EU mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của họ.”

Apple cho biết “không tin” là công ty có thể triển khai các tính năng AI ở châu Âu trong năm nay
Apple cho biết “không tin” là công ty có thể triển khai các tính năng AI ở châu Âu trong năm nay

ĐỐI THỦ NGÀY CÀNG MẠNH

Tại Trung Quốc, mối lo ngại ngày càng gia tăng đối với thực trạng doanh số bán iPhone khi điện thoại thông minh của thương hiệu Trung Quốc Huawei tăng trưởng 70% trong quý đầu tiên, theo Counterpoint Research.

Trước tình thế này, các nhà phân tích cho rằng nếu không có giải pháp nào không được đưa ra vào mùa thu, người tiêu dùng Trung Quốc có thể cảm thấy thiếu sót và sẽ chọn đợi cho đến khi họ có thể có được trải nghiệm AI đầy đủ với Apple.

Nabila Popal, Giám đốc cấp cao của IDC Research, cho biết: “Apple rất có thể sẽ tìm kiếm một đối tác địa phương ở Trung Quốc thay cho OpenAI, vì nói một cách đơn giản là họ cần phải làm vậy. Người tiêu dùng Trung Quốc đang mong đợi những chiếc điện thoại cao cấp của họ có chức năng AI mới nhất và có thể ngần ngại chi hơn 1000 USD cho những thiết bị không có AI”.

Popal chia sẻ thêm: “Về lâu dài, Apple sẽ tăng trưởng tại Trung Quốc, khi Apple Intelligence phát triển, cung cấp nhiều trường hợp sử dụng hơn, mở rộng hỗ trợ ngôn ngữ ngoài tiếng Anh và khi Siri có thể tận dụng các mô hình AI địa phương khác để cung cấp chức năng giống ChatGPT”.

Trong khi đó, Reece Hayden, nhà phân tích tại ABI Research, lưu ý rằng một số công ty AI ở Trung Quốc có thể là những đối tác phù hợp hơn khi muốn nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng đại lục, chẳng hạn như họ có thể cung cấp nhiều phương ngữ địa phương hơn những gì hiện có trong các mô hình AI nước ngoài.

Apple sẽ không phải là công ty nước ngoài đầu tiên hợp tác với Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc về AI và điện thoại thông minh. Vào tháng 1, Samsung đã hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Baidu, sử dụng mô hình AI nhằm hỗ trợ dịch vụ dịch thuật của mình. Samsung cũng hợp tác với một công ty AI khác là Meitu để phát triển các công cụ chỉnh sửa ảnh. Ở những nơi khác trên thế giới, Samsung sử dụng công nghệ AI độc quyền của riêng mình, cùng với mô hình AI Gemini của Google, cũng bị cấm ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, Samsung chỉ chiếm chưa đến 1% tổng thị trường tại Trung Quốc, theo Counterpoint Research.

Mặc dù đã đến lúc Apple phải đảm bảo mối quan hệ hợp tác trước khi ra mắt phần mềm vào mùa thu, Jeff Fieldhack, giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint, tin rằng họ sẽ có thể ký được một thỏa thuận kịp thời.

Chuyên gia của Counterpoint cho rằng: “Apple có thể nhanh chóng có được mối quan hệ đối tác vì họ có cơ sở toàn cầu mạnh mẽ và sẽ là một viên ngọc quý nếu các công ty này hợp tác với họ”.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con