Chính phủ thống nhất nhiều nội dung về giao, cho thuê đất
Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn giao đất, cho thuê đất theo tinh thần của Luật Đất đai hiện hành
Chính phủ sẽ đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn
giao đất, cho thuê đất theo tinh thần của Luật Đất đai hiện hành.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được nêu tại Nghị quyết 08/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng pháp luật, trong đó có dự thảo nghị định quản lý và sử dụng đất lúa, ban hành ngày 26/3.
Nghị quyết nêu rõ, khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Trong thời gian kéo dài đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, người sử dụng đất có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định.
Đối với đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân mà họ đã hoàn toàn thoát ly khỏi nông thôn, nhiều năm không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nữa thì không nên tiếp tục giao đất lâu dài cho các đối tượng này.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo trình Quốc hội ban hành nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, trình Chính phủ trong phiên họp tới.
Liên quan đến bảo vệ diện tích đất lúa, Chính phủ thống nhất nhận định đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác.
Đặc biệt, Chính phủ quyết nghị, việc chuyển đổi đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướng và phải có phương án khai thác, cải tạo các loại đất khác để bù đắp lại diện tích đã chuyển đổi. Việc hỗ trợ ngân sách cho các địa phương có đất trồng lúa và người trồng lúa là cần thiết, nhưng nguồn lực này phải được đầu tư phục vụ trồng lúa. Các chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa phải bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân và các lợi ích của người trồng lúa.
Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được nêu tại Nghị quyết 08/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng pháp luật, trong đó có dự thảo nghị định quản lý và sử dụng đất lúa, ban hành ngày 26/3.
Nghị quyết nêu rõ, khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Trong thời gian kéo dài đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, người sử dụng đất có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định.
Đối với đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân mà họ đã hoàn toàn thoát ly khỏi nông thôn, nhiều năm không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nữa thì không nên tiếp tục giao đất lâu dài cho các đối tượng này.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo trình Quốc hội ban hành nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, trình Chính phủ trong phiên họp tới.
Liên quan đến bảo vệ diện tích đất lúa, Chính phủ thống nhất nhận định đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác.
Đặc biệt, Chính phủ quyết nghị, việc chuyển đổi đất lúa phải có sự đồng ý của Thủ tướng và phải có phương án khai thác, cải tạo các loại đất khác để bù đắp lại diện tích đã chuyển đổi. Việc hỗ trợ ngân sách cho các địa phương có đất trồng lúa và người trồng lúa là cần thiết, nhưng nguồn lực này phải được đầu tư phục vụ trồng lúa. Các chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa phải bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân và các lợi ích của người trồng lúa.
Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.