Chủ nợ tuyên bố đủ sức buộc Dubai World vỡ nợ
Một số chủ nợ nước ngoài tuyên bố họ có đủ sức mạnh để buộc Dubai World vỡ nợ
Giữa lúc các bên liên quan đang “lên dây cót” cho cuộc đàm phán tái cơ cấu khoản nợ 26 tỷ USD của Dubai World, một số chủ nợ nước ngoài tuyên bố họ có đủ sức mạnh để buộc Dubai World vỡ nợ và giành quyền sở hữu những tài sản có giá trị nhất của tập đoàn này.
Khởi xướng chiến lược buộc Dubai World vỡ nợ là QVT, một quỹ đầu tư có trong tay 8,5 tỷ USD. Quỹ này vốn nổi tiếng với vai trò đi đầu giải quyết những sự cố đầu tư phức tạp khi con nợ lâm vào cảnh vỡ nợ, phá sản. Cùng với các quỹ đầu cơ khác, QVT là chủ nợ nắm giữ một khối lượng lớn trái phiếu Hồi giáo do Nakheel, công ty con của Dubai World phát hành.
Thay vì tìm cách giành quyền sở hữu tài sản cầm cố cho số trái phiếu này - vốn là những mảnh đất “đắc địa” có hướng quay về phía biển của Dubai World - QVT và các chủ nợ nước ngoài khác mới đây tuyên bố họ sẽ kiện tập đoàn này lên tòa án ở Anh để giành lấy những tài sản nặng ký hơn, bao gồm các cảng biển và tài sản bất động sản của Dubai World ở nước ngoài. Những tài sản này đang nằm dưới sự quản lý của Istithmar, chi nhánh đầu tư của Dubai World.
Chiến lược trên của các chủ nợ có thể đẩy Dubai World vào một trận chiến pháp lý kéo dài. Nhiều tài sản mà các chủ nợ này đòi giành quyền sở hữu có ý nghĩa chiến lược rất cao đối với Dubai World, nhưng tập đoàn này khó mà giữ nổi.
Do ảnh hưởng của những thông tin này, thị trường chứng khoán của Dubai đã lao dốc mạnh, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua trong phiên giao dịch ngày 8/12.
Thái độ cứng rắn trên của một số chủ nợ phần nào cho thấy sự phức tạp và những tranh cãi gay gắt xung quanh các cuộc đàm phán nợ sắp diễn ra. Nhiều lãnh đạo ngân hàng là chủ nợ hiện vẫn khẳng định rằng, việc Dubai World xin hoãn nợ 6 tháng là một lựa chọn của tập đoàn này chứ không phải là một động thái mang tính cần thiết.
Các chủ nợ của Dubai World ban đầu vẫn một mực tin rằng, các chính phủ Dubai và Abu Dhabi sẽ bảo lãnh nợ cho Dubai World. Tuy nhiên, Dubai đã chính thức tuyên bố họ không bảo lãnh nợ cho Dubai World, mặc dù đây là một tập đoàn quốc doanh của tiểu vương quốc này. Tiểu vương quốc láng giềng giàu có của Dubai là Abu Dhabi cũng đã khẳng định rõ, họ sẽ không trả nợ đậy cho Dubai World.
Cuộc khủng hoảng nợ Dubai nổ ra sau khi Dubai World tuyên bố xin khất nợ đối với số tiền vay 26 tỷ USD trong tổng số 59 tỷ USD tiền nợ mà tập đoàn này có nghĩa vụ phải trả. Trong trường hợp tới cuối tháng 12 mà 25% số chủ nợ của Dubai World vẫn chưa chịu nhất trí cho hoãn nợ, thì chi nhánh Nakheel của tập đoàn này có thể bị xem là đã vỡ nợ.
Do Dubai World là đối tượng bảo lãnh cho trái phiếu do Nakheel phát hành, nên nếu Nakheel vỡ nợ, thì tập đoàn mẹ sẽ đứng trước nguy cơ bị mất tài sản.
Giới phân tích cho rằng, Dubai World có thể đi trước các chủ nợ một bước bằng cách bán trước tài sản. Một quan chức của Dubai World cho biết, tập đoàn này đã bắt đầu việc bán lại số cổ phần 2,2% trong ngân hàng Standard Chartered của Anh.
(Theo New York Times)
Khởi xướng chiến lược buộc Dubai World vỡ nợ là QVT, một quỹ đầu tư có trong tay 8,5 tỷ USD. Quỹ này vốn nổi tiếng với vai trò đi đầu giải quyết những sự cố đầu tư phức tạp khi con nợ lâm vào cảnh vỡ nợ, phá sản. Cùng với các quỹ đầu cơ khác, QVT là chủ nợ nắm giữ một khối lượng lớn trái phiếu Hồi giáo do Nakheel, công ty con của Dubai World phát hành.
Thay vì tìm cách giành quyền sở hữu tài sản cầm cố cho số trái phiếu này - vốn là những mảnh đất “đắc địa” có hướng quay về phía biển của Dubai World - QVT và các chủ nợ nước ngoài khác mới đây tuyên bố họ sẽ kiện tập đoàn này lên tòa án ở Anh để giành lấy những tài sản nặng ký hơn, bao gồm các cảng biển và tài sản bất động sản của Dubai World ở nước ngoài. Những tài sản này đang nằm dưới sự quản lý của Istithmar, chi nhánh đầu tư của Dubai World.
Chiến lược trên của các chủ nợ có thể đẩy Dubai World vào một trận chiến pháp lý kéo dài. Nhiều tài sản mà các chủ nợ này đòi giành quyền sở hữu có ý nghĩa chiến lược rất cao đối với Dubai World, nhưng tập đoàn này khó mà giữ nổi.
Do ảnh hưởng của những thông tin này, thị trường chứng khoán của Dubai đã lao dốc mạnh, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua trong phiên giao dịch ngày 8/12.
Thái độ cứng rắn trên của một số chủ nợ phần nào cho thấy sự phức tạp và những tranh cãi gay gắt xung quanh các cuộc đàm phán nợ sắp diễn ra. Nhiều lãnh đạo ngân hàng là chủ nợ hiện vẫn khẳng định rằng, việc Dubai World xin hoãn nợ 6 tháng là một lựa chọn của tập đoàn này chứ không phải là một động thái mang tính cần thiết.
Các chủ nợ của Dubai World ban đầu vẫn một mực tin rằng, các chính phủ Dubai và Abu Dhabi sẽ bảo lãnh nợ cho Dubai World. Tuy nhiên, Dubai đã chính thức tuyên bố họ không bảo lãnh nợ cho Dubai World, mặc dù đây là một tập đoàn quốc doanh của tiểu vương quốc này. Tiểu vương quốc láng giềng giàu có của Dubai là Abu Dhabi cũng đã khẳng định rõ, họ sẽ không trả nợ đậy cho Dubai World.
Cuộc khủng hoảng nợ Dubai nổ ra sau khi Dubai World tuyên bố xin khất nợ đối với số tiền vay 26 tỷ USD trong tổng số 59 tỷ USD tiền nợ mà tập đoàn này có nghĩa vụ phải trả. Trong trường hợp tới cuối tháng 12 mà 25% số chủ nợ của Dubai World vẫn chưa chịu nhất trí cho hoãn nợ, thì chi nhánh Nakheel của tập đoàn này có thể bị xem là đã vỡ nợ.
Do Dubai World là đối tượng bảo lãnh cho trái phiếu do Nakheel phát hành, nên nếu Nakheel vỡ nợ, thì tập đoàn mẹ sẽ đứng trước nguy cơ bị mất tài sản.
Giới phân tích cho rằng, Dubai World có thể đi trước các chủ nợ một bước bằng cách bán trước tài sản. Một quan chức của Dubai World cho biết, tập đoàn này đã bắt đầu việc bán lại số cổ phần 2,2% trong ngân hàng Standard Chartered của Anh.
(Theo New York Times)