Chủ tịch HNX: Sàn UPCoM chứa nhiều "viên ngọc thô" chưa được khai phá

Chia sẻ

Với biên độ giao dịch lên tới 15% và có nhiều viên ngọc thô, đây là lợi thế để thị trường UPCoM thu hút nhà đầu tư thời gian qua...

Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp - kênh đầu tư sinh lời và tích sản" do Báo đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Duy Thịnh, Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho rằng, thị trường UPCoM đang rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Điều này thể hiện rõ ở việc, trong 10 tháng đầu năm 2021, quy mô trung bình đạt 1.500 tỷ đồng/phiên, gấp 4 lần thanh khoản năm 2020 và gấp 5 lần năm 2019, chiếm 50% khối lượng giao dịch trên HNX. Thậm chí, có phiên thanh khoản UPCoM đã lên tới con số 4.300 tỷ (ngày 11/10).

Ngoài ra, tại nhiều thời điểm, khi thị trường có biến động thì nhà đầu tư bán ròng trên thị trường niêm yết nhưng lại mua ròng trên UPCoM.

Lý giải nguyên nhân, ông Thịnh cho rằng, thị trường UPCoM khá đặc thù như doanh nghiệp chỉ cần là công ty đại chúng đã có đủ điều kiện để niêm yết. Chính vì điều kiện dễ nên sản phẩm trên UPCoM cũng rất đa dạng về quy mô vốn và quy mô ngành nghề của doanh nghiệp, khoảng 900 mã đang giao dịch, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nước lớn.

Thêm vào đó, UPCom đang có 300/900 mã có chỉ số tài chính EPS trên 1.000 đồng/cổ phiếu; có trên 100 doanh nghiệp có EPS trên 3.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, nhiều mã chứng khoán có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách rất nhiều.

“Như vậy, UPCoM đang chứa đựng rất nhiều viên ngọc thô chưa được khai phá. Đây là tiềm năng cho các nhà đầu tư khi biên độ giao dịch thị trường này lên tới 15%”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Còn theo ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc SHS, trong một quá trình khủng hoảng sẽ tạo ra được nhóm cổ phiếu tốt. Thời kỳ Covid-19 cũng vậy, nền kinh tế bị ảnh hưởng nhưng không phải tất cả đều xấu, công ty chứng khoán là đối tượng hưởng lợi, không phải do hưởng lợi từ Covid-19 mà các công ty chứng khoán đã khổ ải bao năm rồi đến thời trở về với giá trị thực tiễn của nó.

Điển hình như giai đoạn 2008-2011, có những doanh nghiệp rất tốt nhưng cổ phiếu rơi xuống mệnh giá 10.000 đồng, VCB về 25.000 đồng, rất rẻ. Sau khủng hoảng ấy, đơn vị nào tái cấu trúc đầu tiên sẽ có tăng trưởng đầu tiên, như trong vòn 3 năm REE tăng gấp 3 lần.

Đợt khủng hoảng thứ hai là khi Covid-19 đến vào đầu năm 2020, cổ phiếu SSI về 11.000 - 12.000, HPG về 17.000 đồng… nhắc đến dấu mốc này để thấy những doanh nghiệp lớn có sự chống chọi rất quan trọng. Khủng hoảng tạo ra những cơ hội vô cùng lớn. Đây cũng là cơ hội định giá cổ phiếu, quay lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, ông Tiến nhấn mạnh, bất kỳ ngọt ngào nào đều có giá. Bởi lẽ, trong chứng khoán, điểm hấp dẫn là không ai tính toán được hết các biến số một cổ phiếu, hay doanh nghiệp.

Cổ phiếu đầu tiên phụ thuộc là "ông Chủ tịch" - rất quan trọng. Thứ hai là ngành nghề và thứ ba là cơ hội chung trên thị trường. Từ các bộ chỉ số đó cộng lại, mới có được các định giá, các tham chiếu cho giá cổ phiếu.

"Đầu tư có hay ở điểm là trong nguy cơ, khủng hoảng, sẽ tạo ra một nhóm cổ phiếu tốt, ta cần sàng lọc. Covid-19 cũng vậy, ảnh hưởng nặng nền nền kinh tế, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng khó khăn. Nhà đầu tư cần tăng cường kiến thức, nếu vẫn "nhắm mắt" đầu tư thì vẫn có thể thành công, nhưng sẽ không biết mình sẽ đi về đâu", ông Tiến chia sẻ.

Trong khi đó, nói về tiềm năng nhóm ngành thời gian tới, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc VPS nhận định, thời gian qua nhóm ngân hàng đã tăng mạnh, nhóm cổ phiếu chứng khoán được nhà đầu tư đón chờ hơn cả, là nhóm đầu cơ dẫn sóng, thị trường bùng nổ về thanh khoản thì nhóm này được ưa thích.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế có giai đoạn hồi phục, nhóm dầu khí sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn, kết quả kinh doanh so sánh triển vọng. Năm 2020, giá dầu thấp, cổ phiếu thấp, thời điểm thuận lợi đầu tư. Nhóm dầu khí sẽ hưởng lợi nhìn ở cuối quý 4/2021 và năm 2022.

Nhóm bất động sản tăng nhiều nhưng cũng có ngoại lệ những doanh nghiệp có lợi thế về quỹ đất. Nhóm cổ phiếu phân đạm và cảng biển cũng có kết quả kinh doanh sáng.

"Quá nhiều nhóm ngành hấp dẫn, các nhà đầu tư cũng tìm được cơ hội của riêng minh" ông Khánh nói.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con