Chuẩn bị kịch bản ứng phó dịch Covid-19 sau thời gian giãn cách xã hội

Phúc Minh
Chia sẻ

Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, từ thực tiễn TP.HCM cho thấy, có tình trạng một số địa phương lạm dụng xét nghiệm nhanh, ngại xét nghiệm RT-PCR. Vì vậy, công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chiều 13/8. Ảnh - VGP.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chiều 13/8. Ảnh - VGP.

Chiều 13/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng Covid-19 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để bàn về công tác phòng, chống dịch sau một thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết tình hình dịch tại TP.HCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực sau thời gian triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg và sẽ có xu hướng giảm trong một vài tuần tới nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt như hiện nay.

Các địa phương lân cận TP.HCM như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nguy cơ bùng phát rất cao; nếu không quyết liệt, triệt để thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ thì tình hình dịch sẽ thực sự diễn biến phức tạp.

Một số địa phương có số lượng lớn trường hợp đã đi về từ vùng dịch, có thể vẫn chưa được giám sát, quản lý triệt để, dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch.

Tại Hà Nội, cơ bản kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn ở mức cao do nhiều ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây, xuất hiện rải rác tại nhiều địa điểm trên địa bàn và đã ghi nhận các ca mắc tại chợ, siêu thị, các cơ sở sản xuất...

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh - VGP. 
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh - VGP. 

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận về những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chống dịch trên cả nước trong thời gian qua, nhất là tại TP.HCM, để đưa vào kịch bản ứng phó dịch bệnh thời gian tới.

Theo đó, trong lúc tình hình dịch bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước, tất cả các địa phương đều cần thực hiện nghiêm túc phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để phát hiện những người đến, về từ địa phương khác.

Các ý kiến thống nhất, khi thực hiện giãn cách xã hội, nhất thiết phải thực hiện nghiêm, thực chất; tuyệt đối tránh tình trạng hình thức, “chặt ngoài, lỏng trong”.

Trong công tác xét nghiệm, các ý kiến cho rằng, từ thực tiễn TP.HCM cho thấy, năng lực “rà đi, soát lại” nhiều lần trên diện rộng chưa đủ”; có tình trạng một số địa phương lạm dụng xét nghiệm nhanh, ngại xét nghiệm RT-PCR. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định, phải thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao (phải di chuyển ra khỏi nhà), người cao tuổi, có bệnh nền…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vai trò quan trọng của tầng điều trị thứ 2, thường đặt tại các cơ sở y tế tuyến quận, huyện, để giảm nhẹ ca mắc, không để chuyển nặng, khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn.

Theo Bộ trưởng, có 3 yếu tố quan trọng mà tầng điều trị này phải chuẩn bị, đó là hệ thống oxy tập trung để sử dụng máy thở dòng cao (HFNC), máy thở không xâm nhập; thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm cho bệnh nhân sử dụng sớm để giảm mức độ chuyển nặng.

Thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “nguy cơ rất cao”, “nguy cơ cao”, “nguy cơ”, “bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh để có giải pháp xét nghiệm, cách ly, phong tỏa, tiêm vaccine… phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Đồng thời, thực hiện bao vây thu hẹp “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh”, bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca F0 tăng nhanh, giảm thiểu thấp nhất tử vong để sớm trở về trạng thái “bình thường mới”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con