Chuyện Vietjet sắm máy bay: “Nhiều người nghi chúng tôi”
Hơn năm trước, một câu hỏi đã được đặt ra: Vietjet Air lấy đâu 9,1 tỷ USD để tậu 100 cái máy bay?
Ngày 26/11, chuyến bay từ Toulouse (Pháp) về Tp.HCM trở nên đặc biệt đối với Vietjet Air. Lý do là vì, lần đầu tiên họ chính thức ngồi trên một chiếc máy bay thuộc sở hữu của mình, kết quả cụ thể của một quá trình tự thân.
Vì tính chất đặc biệt đó, chuyến bay có mặt nhiều lãnh đạo của hãng, từ cao cấp điều hành đến chuyên trách kỹ thuật, tài chính, hậu cần…
“Người ta nghĩ là chiêu PR”
Ngày 25/9/2013, từ Pháp, Vietjet Air phát đi thông cáo ký thỏa thuận nguyên tắc đặt hàng 100 máy bay (mua 92 chiếc và thuê 8 chiếc) với nhà sản xuất Airbus, tổng giá trị lên tới 9,1 tỷ USD.
“Một năm trước, sau khi ký thỏa thuận với Airbus, nhiều người rất hoài nghi chúng tôi. Một hãng hàng không mới chỉ hai tuổi mà đặt một gói hợp đồng lớn như vậy? Có chăng đây là một chiêu PR! Người ta nghĩ vậy”, một lãnh đạo của Vietjet Air kể lại trên chuyến bay hôm 26/11.
Đúng là tại thời điểm đó, một câu hỏi đã được đặt ra: Vietjet Air lấy đâu 9,1 tỷ USD để tậu 100 cái máy bay? Hay đây chỉ là chiêu PR, bởi 100 chiếc nếu mua lai rai trong… 100 năm thì cũng có thể chứ?
Hay như, tính hiện thực đến đâu khi mà các hãng hàng không tư nhân Việt Nam những năm qua thua lỗ hoặc phải ngừng hoạt động, còn Vietjet Air thì quá non trẻ với hai tuổi đời?
Nhưng nay, tin từ Vietjet Air cho biết sau chiếc A320 đầu tiên từ Toulouse về, trung tuần tháng 12 này sẽ là chiếc thứ hai.
Theo kế hoạch dự kiến, trong năm 2015 hãng sẽ nhận tiếp 10 chiếc, và năm 2016 thêm 10 chiếc nữa…
Người trong cuộc kể, trước khi có thông tin ra bên ngoài, lãnh đạo cao cấp của hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Boeing và Airbus đã bí mật vào Việt Nam, đến tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác với Vietjet Air.
Ngoài việc tìm hiểu tình hình tài chính, kế hoạch và triển vọng kinh doanh, Airbus còn lặng lẽ “cài” chuyên gia vào các chuyến bay, tự tạo tình huống để đánh giá từng chi tiết nhỏ của nhân viên Vietjet Air…
Gói hợp đồng 9,1 tỷ USD đã được căn ke từng ly thỏa thuận giữa hai bên. Việc Airbus giành được hợp đồng, theo lý giải của vị lãnh đạo trên, là do có sự chuẩn bị tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu Vietjet Air đưa ra.
Ngày 25/9/2013, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 phút trước cuộc hội đàm của hai thủ tướng bắt đầu, kết quả đàm phán giữa hai bên mới được chốt lại.
Theo lời của Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier, người của Airbus đã phải “mệt nhoài” cho quá trình đàm phán này.
Và phải 5 tháng sau, tháng 2/2014, hợp đồng chính thức mới được hoàn tất.
“Phải tự thân thôi”
Trên chuyến bay, một cán bộ tài chính của Vietjet Air cũng kể một chi tiết nhỏ: sau khi mở rộng các đường bay quốc tế, mỗi lần sang Hàn Quốc, Thái Lan, máy bay của hãng đều tranh thủ nạp cho no nhiên liệu, vì giá rẻ hơn trong nước.
“Phải tiết kiệm và tự lo từng khoản như vậy. Ở nhiều nước, thuế nhập khẩu xăng dầu cho hàng không được miễn. Còn mình, mới đây 3 hãng cũng xin Chính phủ giảm, nhưng không được chấp thuận”, cán bộ trên cho biết.
Rồi cũng có thoáng chốc so sánh với “ông lớn” Vietnam Airlines trong những câu chuyện phải tự lo như vậy.
Khác biệt trong so sánh là rất lớn. Qua tư vấn của ngân hàng BNP Paribas, Vietjet Air tự chứng minh năng lực, hiệu quả, triển vọng để có thể tiếp cận các nguồn vốn tài trợ cho gói hợp đồng 9,1 tỷ USD đó.
Còn Vietnam Airlines, các khoản vay mua máy bay được Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Sự thuận lợi và chi phí lãi suất giữa hai loại vay này rõ ràng là rất khác biệt.
Ngay cả sau khi IPO, Vietnam Airlines sẽ vẫn tiếp tục được Chính phủ bảo lãnh 100% vốn vay mua máy bay và động cơ, bao gồm vốn tín dụng xuất khẩu và vay thương mại khi ký các hợp đồng mua máy bay đến 2020.
Một lãnh đạo cao cấp của Vietjet Air nói rằng, là tư nhân thì phải tự bỏ tiền ra, tự xoay xở, tự chịu rủi ro và áp lực nhiều hơn. Thế nhưng, Việt Nam đang ngày có càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn và thành công, nộp thuế không kém các “ông lớn” quốc doanh được Chính phủ hỗ trợ.
“Trong công ty, chúng tôi vẫn thường nói với nhau, mình là tư nhân, phải tự lực thôi”, vị lãnh đạo này nói.
Dẫn chứng cho quyết tâm trên là thành công của Vinamilk trước sự tấn công của sữa ngoại. Đặc biệt, qua câu chuyện mà lãnh đạo Vietjet Air so sánh, mẫu hình mà họ nhìn theo là sự mạnh bạo của Viettel khi đi ra nước ngoài.
Sau ba năm nhập cuộc, Vietjet Air cũng đã nhanh chóng mở các đường bay quốc tế tới Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Bắc, Campuchia và sắp tới là Nga… Liên doanh với Thái Lan cũng vừa nhận được giấy phép tháng trước.
Dù cho biết là đã đều đặn có lãi đáng kể để tiếp tục tái đầu tư, nhưng còn sớm để nói trước thành công của Vietjet Air, nhất là với hướng đi ra nước ngoài như mẫu hình của Viettel.
Thế nhưng, cả Vietjet Air và Viettel đều có một điểm chung: khi nhập cuộc đều tạo nên nét mới trên thị trường, và cùng tạo nên thực tế cạnh tranh giá có lợi cho người tiêu dùng.
Vì tính chất đặc biệt đó, chuyến bay có mặt nhiều lãnh đạo của hãng, từ cao cấp điều hành đến chuyên trách kỹ thuật, tài chính, hậu cần…
“Người ta nghĩ là chiêu PR”
Ngày 25/9/2013, từ Pháp, Vietjet Air phát đi thông cáo ký thỏa thuận nguyên tắc đặt hàng 100 máy bay (mua 92 chiếc và thuê 8 chiếc) với nhà sản xuất Airbus, tổng giá trị lên tới 9,1 tỷ USD.
“Một năm trước, sau khi ký thỏa thuận với Airbus, nhiều người rất hoài nghi chúng tôi. Một hãng hàng không mới chỉ hai tuổi mà đặt một gói hợp đồng lớn như vậy? Có chăng đây là một chiêu PR! Người ta nghĩ vậy”, một lãnh đạo của Vietjet Air kể lại trên chuyến bay hôm 26/11.
Đúng là tại thời điểm đó, một câu hỏi đã được đặt ra: Vietjet Air lấy đâu 9,1 tỷ USD để tậu 100 cái máy bay? Hay đây chỉ là chiêu PR, bởi 100 chiếc nếu mua lai rai trong… 100 năm thì cũng có thể chứ?
Hay như, tính hiện thực đến đâu khi mà các hãng hàng không tư nhân Việt Nam những năm qua thua lỗ hoặc phải ngừng hoạt động, còn Vietjet Air thì quá non trẻ với hai tuổi đời?
Nhưng nay, tin từ Vietjet Air cho biết sau chiếc A320 đầu tiên từ Toulouse về, trung tuần tháng 12 này sẽ là chiếc thứ hai.
Theo kế hoạch dự kiến, trong năm 2015 hãng sẽ nhận tiếp 10 chiếc, và năm 2016 thêm 10 chiếc nữa…
Người trong cuộc kể, trước khi có thông tin ra bên ngoài, lãnh đạo cao cấp của hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Boeing và Airbus đã bí mật vào Việt Nam, đến tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác với Vietjet Air.
Ngoài việc tìm hiểu tình hình tài chính, kế hoạch và triển vọng kinh doanh, Airbus còn lặng lẽ “cài” chuyên gia vào các chuyến bay, tự tạo tình huống để đánh giá từng chi tiết nhỏ của nhân viên Vietjet Air…
Gói hợp đồng 9,1 tỷ USD đã được căn ke từng ly thỏa thuận giữa hai bên. Việc Airbus giành được hợp đồng, theo lý giải của vị lãnh đạo trên, là do có sự chuẩn bị tốt hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu Vietjet Air đưa ra.
Ngày 25/9/2013, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 phút trước cuộc hội đàm của hai thủ tướng bắt đầu, kết quả đàm phán giữa hai bên mới được chốt lại.
Theo lời của Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier, người của Airbus đã phải “mệt nhoài” cho quá trình đàm phán này.
Và phải 5 tháng sau, tháng 2/2014, hợp đồng chính thức mới được hoàn tất.
“Phải tự thân thôi”
Trên chuyến bay, một cán bộ tài chính của Vietjet Air cũng kể một chi tiết nhỏ: sau khi mở rộng các đường bay quốc tế, mỗi lần sang Hàn Quốc, Thái Lan, máy bay của hãng đều tranh thủ nạp cho no nhiên liệu, vì giá rẻ hơn trong nước.
“Phải tiết kiệm và tự lo từng khoản như vậy. Ở nhiều nước, thuế nhập khẩu xăng dầu cho hàng không được miễn. Còn mình, mới đây 3 hãng cũng xin Chính phủ giảm, nhưng không được chấp thuận”, cán bộ trên cho biết.
Rồi cũng có thoáng chốc so sánh với “ông lớn” Vietnam Airlines trong những câu chuyện phải tự lo như vậy.
Khác biệt trong so sánh là rất lớn. Qua tư vấn của ngân hàng BNP Paribas, Vietjet Air tự chứng minh năng lực, hiệu quả, triển vọng để có thể tiếp cận các nguồn vốn tài trợ cho gói hợp đồng 9,1 tỷ USD đó.
Còn Vietnam Airlines, các khoản vay mua máy bay được Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Sự thuận lợi và chi phí lãi suất giữa hai loại vay này rõ ràng là rất khác biệt.
Ngay cả sau khi IPO, Vietnam Airlines sẽ vẫn tiếp tục được Chính phủ bảo lãnh 100% vốn vay mua máy bay và động cơ, bao gồm vốn tín dụng xuất khẩu và vay thương mại khi ký các hợp đồng mua máy bay đến 2020.
Một lãnh đạo cao cấp của Vietjet Air nói rằng, là tư nhân thì phải tự bỏ tiền ra, tự xoay xở, tự chịu rủi ro và áp lực nhiều hơn. Thế nhưng, Việt Nam đang ngày có càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn và thành công, nộp thuế không kém các “ông lớn” quốc doanh được Chính phủ hỗ trợ.
“Trong công ty, chúng tôi vẫn thường nói với nhau, mình là tư nhân, phải tự lực thôi”, vị lãnh đạo này nói.
Dẫn chứng cho quyết tâm trên là thành công của Vinamilk trước sự tấn công của sữa ngoại. Đặc biệt, qua câu chuyện mà lãnh đạo Vietjet Air so sánh, mẫu hình mà họ nhìn theo là sự mạnh bạo của Viettel khi đi ra nước ngoài.
Sau ba năm nhập cuộc, Vietjet Air cũng đã nhanh chóng mở các đường bay quốc tế tới Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Bắc, Campuchia và sắp tới là Nga… Liên doanh với Thái Lan cũng vừa nhận được giấy phép tháng trước.
Dù cho biết là đã đều đặn có lãi đáng kể để tiếp tục tái đầu tư, nhưng còn sớm để nói trước thành công của Vietjet Air, nhất là với hướng đi ra nước ngoài như mẫu hình của Viettel.
Thế nhưng, cả Vietjet Air và Viettel đều có một điểm chung: khi nhập cuộc đều tạo nên nét mới trên thị trường, và cùng tạo nên thực tế cạnh tranh giá có lợi cho người tiêu dùng.