Cơ hội tiếp cận giải pháp tài chính chuyên biệt cho doanh nghiệp Dược phẩm và Thiết bị y tế
Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, doanh nghiệp ngành Dược phẩm và Thiết bị y tế vẫn đang phải đối mặt với nhiều trở ngại về vốn, nhu cầu về các giải pháp tài chính chuyên biệt từ các doanh nghiệp này đang tăng mạnh…
NHU CẦU VỀ VỐN VÀ NHỮNG RÀO CẢN
Nhận định về tiềm năng phát triển của ngành dược phẩm năm 2024, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những thị trường “dược phẩm mới nổi” thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ thâm nhập dược phẩm tương đối thấp và tiềm năng thị trường cao. Lý giải cho nhận định này đó là tốc độ tăng trưởng và tốc độ già hóa của dân số nhanh, cùng với đó là mức thu nhập và ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân đang ngày càng tốt hơn, đặc biệt sau đại dịch Covid-19.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dược phẩm và Thiết bị y tế đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển và mở rộng thị trường khi nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ được triển khai. Tuy nhiên, trở ngại vẫn còn khi không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh tăng cao, nhiều doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về công nghệ và tài chính cũng đã “thâm nhập” vào thị trường Việt Nam.
Ông Ngô Thanh Sơn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Novamed Việt Nam cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi chuyên cung cấp thiết bị và vật tư tiêu hao cho các bệnh viện như dây truyền dịch, oxy… do vậy luôn cần một lượng hàng lớn để dự trữ trong kho. Năm nay lượng đơn hàng ước tính tăng khoảng 30%, nên chúng tôi luôn cần nguồn vốn sẵn sàng cho thanh toán.”
Một doanh nghiệp Dược phẩm khác cũng cho biết, một trong những chiến lược trọng tâm của công ty này để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là tập trung số hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ trong vận hành và tiếp thị bán hàng. Sự đầu tư này đòi hỏi nguồn vốn lớn kịp thời.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trên 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm trong nước vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc chưa tự chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước đồng nghĩa rằng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cũng dễ chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố bên ngoài như sự biến động của tỷ giá ngoại tệ hay rủi ro về nguồn hàng cung cấp…
“AM HIỀU NGÀNH NGHỀ - GIẢI PHÁP ƯU VIỆT”
Thấu hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành Dược phẩm và Trang thiết bị y tế, ABBANK đã triển khai giải pháp tài chính dựa trên am hiểu ngành nghề với các gói hỗ trợ linh hoạt, phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Ông Khương Đức Tiệp - Phó Tổng Giám đốc thường trực ABBANK cho biết: “Dược phẩm và Thiết bị y tế là một trong những nhóm ngành trọng tâm mà chúng tôi đầu tư cho sự am hiểu và xây dựng các giải pháp tài chính đặc thù. Qua đó ABBANK thể hiện sự cam kết đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp trong tất cả các chu kỳ kinh doanh, từ khâu đầu tư vào nghiên cứu phát triển đến việc duy trì sản xuất, tiếp thị sản phẩm và phân phối sản phẩm chất lượng đến tận tay khách hàng.”
Theo đó, Ngân hàng giới thiệu chương trình “Am hiểu ngành nghề - Giải pháp ưu việt” - gói giải pháp tài chính tổng thể từ cung cấp vốn đầu tư cho việc nâng cấp và mở rộng nhà máy sản xuất đến hỗ trợ về tài chính cho quá trình nhập khẩu và phân phối sản phẩm. Cụ thể, các doanh nghiệp Dược phẩm và Trang thiết bị y tế sẽ được ABBANK cung cấp gói giải pháp đáp ứng đa dạng các nhu cầu, mục đích cấp tín dụng (cho vay, phát hành bảo lãnh, L/C, cam kết cấp tín dụng,…) với tỷ lệ tài trợ cao, thời gian vay linh hoạt và các điều kiện vay tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
Về chính sách giá, doanh nghiệp được áp dụng chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh từ 5%/năm; được hỗ trợ tới 50% phí thanh toán quốc tế, phí bảo lãnh trong nước /cam kết thu xếp tài chính và được tham gia các chương trình ưu đãi phí khác. Cùng với đó là ưu đãi tỷ giá ngoại tệ hấp dẫn so với tỷ giá niêm yết.
Nhờ được tiếp cận nhanh chóng và kịp thời với gói giải pháp tài chính của ABBANK, ông Ngô Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Novamed Việt Nam chia sẻ: “30 đến 40 tỷ đồng là giá trị lượng hàng dự trữ tồn kho mỗi tháng của công ty để sẵn sàng đáp ứng kịp thời các trang thiết bị và vật tư cho các cơ sở y tế. Cũng rất may trong thời gian vừa qua, Ngân hàng ABBANK đã có gói lãi suất khá tốt, hỗ trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp chúng tôi.”
TIẾP SỨC, TẠO SỨC BẬT CHO DOANH NGHIỆP
Để chủ động tiếp cận và hỗ trợ các doanh nghiệp Dược phẩm và Thiết bị y tế đang mong muốn tìm kiếm giải pháp tài chính phù hợp, ABBANK là ngân hàng duy nhất tham gia Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 31 (Vietnam Medi-Pharm 2024) từ ngày 9-12/5 vừa qua tại Hà Nội.
Đây là triển lãm ngành Y Dược quy mô lớn nhất từ trước đến nay với 550 gian hàng, quy tụ khoảng 350 đơn vị tham dự là doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng duy nhất tham gia triển lãm năm nay, ABBANK đã giới thiệu rộng rãi gói giải pháp tài chính chuyên biệt đến nhiều doanh nghiệp Dược phẩm và Thiết bị y tế cùng tham gia.
Một khách hàng cũng là một doanh nghiệp tham gia triển lãm lần này đã cho biết: “Nhờ quy trình nhanh chóng và sự tư vấn tận tình , ABBANK giúp chúng tôi không chỉ đáp ứng được nhu cầu về vốn kịp thời, còn giải quyết sớm được vấn đề hàng hóa, cung cấp trang thiết bị cho các cơ sở y tế một cách hiệu quả”.
ABBANK cam kết hỗ trợ tối đa mọi thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Dược phẩm và Thiết bị y tế tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng. Các doanh nghiệp quan tâm có thể gọi điện tới Hotline 18001159 hoặc đăng ký tư vấn tại đây/ tại website của ngân hàng tại https://www.abbank.vn/