Con chip ế ẩm, tồn kho chip của Hàn Quốc tăng mạnh nhất gần 3 thập kỷ

Đức Anh
Chia sẻ

Tồn kho chip tháng 1 của Hàn Quốc đã tăng 28% so với tháng trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/1996. So với một năm trước, lượng tồn kho tăng 39,5%...

Lượng chip xuất xưởng của nước này trong tháng 1 đã giảm 25,8% - Ảnh: Getty Images
Lượng chip xuất xưởng của nước này trong tháng 1 đã giảm 25,8% - Ảnh: Getty Images

Theo số liệu được cơ quan thống kê Hàn Quốc công bố ngày 2/3, tồn kho chip tháng 1 của nước này đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 27 năm qua. Điều này cho thấy sự suy thoái của ngành công nghệ đang kéo theo thăng trưởng của nền kinh tế quốc gia châu Á.

Tồn kho chip tháng 1 của Hàn Quốc đã tăng 28% so với tháng trước đó, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/1996. So với một năm trước, lượng tồn kho tăng 39,5%.

Cũng theo số liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc, lượng chip xuất xưởng của nước này trong tháng 1 đã giảm 25,8%, trong khi sản lượng chip giảm 5,7% so với tháng trước đó, do giá giảm sâu.

Theo Bloomberg, ngành chip là một động lực tăng trưởng lớn của nền kinh tế vốn phụ thuộc vào thương mại của Hàn Quốc. Ngành này đóng góp khoảng 12% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong tháng trước. Do nhu cầu chip toàn cầu suy yếu, kinh tế Hàn Quốc đã suy giảm trong quý cuối năm 2022. Quý hiện tại cũng được dự báo sẽ đối mặt nhiều khách thức khi hoạt động xuất khẩu tiếp tục ảm đạm hơn nữa.

Theo các nhà phân tích, triển vọng phục hồi ngành chip đang bị “phủ mây đen” khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát tín hiệu tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian lâu hơn và căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp tục leo thang. Hàn Quốc đang chịu áp lực từ Mỹ để giảm sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc trong việc bán và sản xuất chip. Điều này có thể tạo gánh nặng lớn lên ngành công nghệ của Hàn Quốc.

Năm 2022, hoạt động kinh doanh của các công ty con về chip của Samsung Electronics và SK Hynix tại Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể do các biện pháp cấm vận của Mỹ nhằm vào Bắc Kinh, cũng như ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. 

Theo báo cáo kiểm toán của Samsung Electronics, doanh thu năm 2022 của Shanghai Samsung Semiconductor (SSS), công ty bán con chip và màn hình tại Trung Quốc, đạt 21.370 tỷ Won, giảm gần 10.000 tỷ won so với năm 2021. Trong khi đó, Samsung China Semiconductor (SCS) - một công ty con khác của Samsung chủ yếu sản xuất chip NAND tại Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc, ghi nhận lợi nhuận ròng 633,8 tỷ Won trong năm 2022, giảm gần 1/3 so với năm 2021.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với công ty con về chip Wuxi của SK Hynix tại Trung Quốc. Doanh thu năm 2022 của Wuxi - công ty có một nhà máy DRAM ở Trung Quốc - đạt 9.524,2 tỷ Won, giảm 26,4% so với năm trước đó. Côhơn 460 tỷ Won trong năm ngoái.

Trước tình hình đó, Gần đây, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ đặt ra “giới hạn công nghệ” để ngăn các công ty chip Hàn Quốc sản xuất con chip công nghệ cao tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc. Điều này đặt ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc vào tình trạng báo động đỏ.

“Rất có thể quy định sẽ áp dụng một mức giới hạn về cấp độ công nghệ của con chip mà các nhà sản xuất chip có thể sản xuất ở Trung Quốc”, ông Alan F. Estevez, Bộ trưởng Thương mại Mỹ về công nghiệp và an ninh, trả lời khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi thời gian gia hạn về miễn kiểm soát xuất khẩu kéo dài 1 năm được cấp cho Samsung và SK Hynix.

Phát biểu của ông Estevez được đưa ra tại Diễn đàn An ninh Kinh tế Hàn-Mỹ do Hiệp hội Hàn Quốc (KF) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington, D.C. ngày 23/2.

Phát biểu của vị quan chức Mỹ ngụ ý rằng các nhà sản xuất chip sẽ không được phép sản xuất các sản phẩm công nghệ cao vượt quá một mức công nghệ nhất định ở Trung Quốc. Nếu biện pháp này được thực hiện, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư bổ sung và mở rộng hoạt động cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con