Cứ tường cao, hào sâu mà phòng thủ!
“Năm nay các anh (doanh nghiệp bất động sản) phải tường cao hào sâu, tích trữ lương thực mà phòng thủ”
Các nhà quản lý và doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam đang lo lắng về những khó khăn đang phát sinh ở thị trường vốn được coi là cực kỳ màu mỡ trong thời gian qua.
Các khó khăn đó, bao gồm chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng kỷ lục, sức mua trầm lắng,… sẽ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói: “Dù tôi không bi quan như nhiều người, nói là chờ cho hết năm 2008. Nhưng rõ ràng năm nay các anh (doanh nghiệp bất động sản) phải tường cao hào sâu, tích trữ lương thực mà phòng thủ”.
Ông Nam tuyên bố như vậy tại đại hội Hiệp hội bất động sản Việt Nam lần thứ hai tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, nơi thu hút hàng chục doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.
“Bây giờ các anh bảo (tôi) kiến nghị ngân hàng cho vay với lãi suất hợp lý thì tôi bảo không có đâu. Chúng ta phải tìm con đường của chúng ta thôi”, ông Nam nói thêm.
Lãi suất cho vay lên mức kỷ lục 21%/tháng, và chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm nay đã làm xẹp “bong bóng” của thị trường bất động sản. Giá chung cư hiện đã giảm mức cao nhất là 60% so với cuối năm 2007.
Trao đổi với phóng viên bên lề đại hội, các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ “nghỉ ngơi và chờ đợi” cho đến cuối năm nay.
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaland nói: “Hiện nay các doanh nghiệp phải tự cố gắng thắt lưng buộc bụng, và chờ đợi. Với lãi suất như hiện nay, lạm phát như hiện nay thì thị trường bất động sản rõ ràng phải chững lại".
Ông nói thêm là nhiều doanh nghiệp có dự án đang triển khai gặp nhiều khó khăn, trong khi các doanh nghiệp khác phải hoãn thi công các dự án chưa xây dựng.
Ông Hoàng cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam, bao gồm cả các công ty phát triển địa ốc và các khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng. Nhiều công ty phải vay ngân hàng tới 70-80% vốn cần cho các công trình, trong khi người dân cũng phải vay mức tương tự để mua nhà.
“Khi nguồn vốn phụ thuộc vào ngân hàng như vậy, và khi có những biến động xảy ra như hiện nay, thì thị trường bất động sản lĩnh đủ. Nó sẽ trầm lắng. Tôi nghĩ Chính phủ cũng đã nhìn thấy điều đó”, ông Hoàng nói.
Bà Hồng Thị Kim Tuyến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn nói thêm: “Lãi suất quá cao, mà chúng tôi cũng không vay được. Đây là tình hình chung, tôi nghĩ thị trường bất động sản tạm thời tạm ngưng”.
Bà Tuyến cho biết, công ty này đang rất khó khăn với các dự án đang triển khai tại Tp.HCM và một số tỉnh lân cận như Tây Ninh.
Trong khi đó, ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại địa ốc Thanh Bình cho rằng, bản thân các ngân hàng đang rất “vô trách nhiệm và phạm luật” với khách hàng trong ngành địa ốc.
“Với những khoản vay bất động sản được trả góp từ trước đó thì việc ngân hàng tăng lãi suất vay cao như hiện nay ra sao?” ông Vũ hỏi.
Và ông tự trả lời: “Thật ra ngân hàng đang phạm luật. Ví dụ tôi với anh ký với nhau trả góp trong 5 năm là 12%. Tự nhiên bây giờ anh tự động nâng lên 30%. Người lao động lấy tiền đâu mà trả. Nhưng ngân hàng thì họ rất là "hay". Trường hợp hợp đồng trung hạn 3-5 năm thì sau 12 tháng ngân hàng có toàn quyền thay đổi. Như vậy thì doanh nghiệp cũng chết, mà người dân thì càng chết”.
Ông Vũ nói thêm rằng, với tình hình hiện tại sẽ không thể có nhà cho công chức, cho người có thu nhập trung bình, và nhất là người nghèo.
Thứ trưởng Nam cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản nên tìm vốn bằng cách phát hành trái phiếu dự án, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ bất động sản, quỹ tiết kiệm… để vượt qua khó khăn tài chính hiện nay.
Tuy vậy, các doanh nghiệp cho rằng các hình thức huy động này chỉ là hợp đồng vay mượn tiền, và ít có giá trị pháp lý, trong khi Chính phủ cũng chỉ mới đang xem xét điều này.
Các khó khăn đó, bao gồm chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng kỷ lục, sức mua trầm lắng,… sẽ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nói: “Dù tôi không bi quan như nhiều người, nói là chờ cho hết năm 2008. Nhưng rõ ràng năm nay các anh (doanh nghiệp bất động sản) phải tường cao hào sâu, tích trữ lương thực mà phòng thủ”.
Ông Nam tuyên bố như vậy tại đại hội Hiệp hội bất động sản Việt Nam lần thứ hai tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, nơi thu hút hàng chục doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.
“Bây giờ các anh bảo (tôi) kiến nghị ngân hàng cho vay với lãi suất hợp lý thì tôi bảo không có đâu. Chúng ta phải tìm con đường của chúng ta thôi”, ông Nam nói thêm.
Lãi suất cho vay lên mức kỷ lục 21%/tháng, và chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm nay đã làm xẹp “bong bóng” của thị trường bất động sản. Giá chung cư hiện đã giảm mức cao nhất là 60% so với cuối năm 2007.
Trao đổi với phóng viên bên lề đại hội, các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ “nghỉ ngơi và chờ đợi” cho đến cuối năm nay.
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaland nói: “Hiện nay các doanh nghiệp phải tự cố gắng thắt lưng buộc bụng, và chờ đợi. Với lãi suất như hiện nay, lạm phát như hiện nay thì thị trường bất động sản rõ ràng phải chững lại".
Ông nói thêm là nhiều doanh nghiệp có dự án đang triển khai gặp nhiều khó khăn, trong khi các doanh nghiệp khác phải hoãn thi công các dự án chưa xây dựng.
Ông Hoàng cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam, bao gồm cả các công ty phát triển địa ốc và các khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng. Nhiều công ty phải vay ngân hàng tới 70-80% vốn cần cho các công trình, trong khi người dân cũng phải vay mức tương tự để mua nhà.
“Khi nguồn vốn phụ thuộc vào ngân hàng như vậy, và khi có những biến động xảy ra như hiện nay, thì thị trường bất động sản lĩnh đủ. Nó sẽ trầm lắng. Tôi nghĩ Chính phủ cũng đã nhìn thấy điều đó”, ông Hoàng nói.
Bà Hồng Thị Kim Tuyến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn nói thêm: “Lãi suất quá cao, mà chúng tôi cũng không vay được. Đây là tình hình chung, tôi nghĩ thị trường bất động sản tạm thời tạm ngưng”.
Bà Tuyến cho biết, công ty này đang rất khó khăn với các dự án đang triển khai tại Tp.HCM và một số tỉnh lân cận như Tây Ninh.
Trong khi đó, ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại địa ốc Thanh Bình cho rằng, bản thân các ngân hàng đang rất “vô trách nhiệm và phạm luật” với khách hàng trong ngành địa ốc.
“Với những khoản vay bất động sản được trả góp từ trước đó thì việc ngân hàng tăng lãi suất vay cao như hiện nay ra sao?” ông Vũ hỏi.
Và ông tự trả lời: “Thật ra ngân hàng đang phạm luật. Ví dụ tôi với anh ký với nhau trả góp trong 5 năm là 12%. Tự nhiên bây giờ anh tự động nâng lên 30%. Người lao động lấy tiền đâu mà trả. Nhưng ngân hàng thì họ rất là "hay". Trường hợp hợp đồng trung hạn 3-5 năm thì sau 12 tháng ngân hàng có toàn quyền thay đổi. Như vậy thì doanh nghiệp cũng chết, mà người dân thì càng chết”.
Ông Vũ nói thêm rằng, với tình hình hiện tại sẽ không thể có nhà cho công chức, cho người có thu nhập trung bình, và nhất là người nghèo.
Thứ trưởng Nam cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản nên tìm vốn bằng cách phát hành trái phiếu dự án, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ bất động sản, quỹ tiết kiệm… để vượt qua khó khăn tài chính hiện nay.
Tuy vậy, các doanh nghiệp cho rằng các hình thức huy động này chỉ là hợp đồng vay mượn tiền, và ít có giá trị pháp lý, trong khi Chính phủ cũng chỉ mới đang xem xét điều này.