Cuối năm 2021, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được duyệt

Phan Nam
Chia sẻ

Dự kiến, cuối năm 2021, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được duyệt

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ngày 21/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của thành phố đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng trước kỳ họp thứ hai, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

 HAI BÊN SÔNG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

Trước quan tâm của cử tri đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chia sẻ, vấn đề này liên quan đến nhiều bộ, ngành. Hiện nay, đã có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời, trên cơ sở đồng thuận cao, song yêu cầu tuân thủ phương án phòng, chống lũ.

Thời gian tới, UBND thành phố xin ý kiến của Bộ Xây dựng, sau đó báo cáo Thành ủy, tiếp đó sẽ thực hiện phân cấp theo thẩm quyền. Dự kiến, cuối năm 2021, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được duyệt.

Theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đang lấy ý kiến), dọc hai bên sông thuộc địa phận Hà Nội đều được phát triển khang trang, hiện đại. Cụ thể, quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu R1, R2, R3, R4, R5, trên đoạn sông dài 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Diện tích nghiên cứu khoảng 11.000ha, thuộc địa bàn 13 quận, huyện. Dân số theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt là 130.000 – 160.000 người, còn dân số do quy hoạch đề xuất khoảng 280.000 - 320.000 người.

Quy hoạch định hướng khu vực này sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô. Quy hoạch cũng bố trí các dịch vụ giao thông đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị, kết nối và hình thành trục không gian văn hoá cảnh quan sinh thái (trục tâm linh Hồ Tây – Cổ Loa) phù hợp với quy hoạch 1295 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Trong đó sẽ phát triển hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông, đường dành cho người đi bộ và xe đạp. Có hệ thống cầu, hầm kết nối đô thị hai bên bờ sông, kết nối giao thông đô thị và đường thủy…, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực.

Đồng thời chú trọng cải tạo, chỉnh trang hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp với khai thác quỹ đất hai bên sông để tạo lập diện mạo kiến trúc đô thị hai bên bờ sông.

Tuy nhiên, không cơi nới ở trong lòng sông, không thu hẹp chỉ giới thoát lũ. Đồ án quy hoạch cũng xác định diện tích và các chức năng tại tám khu vực bãi sông Hồng gồm: Tàm Xá - Xuân Canh, Long Biên - Cự Khối, Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức, Bắc Cầu - Bồ Đề.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯA THỐNG NHẤT VỚI MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch này. Theo đó, Bộ nhất trí với đa số nội dung quy hoạch, tuy nhiên cũng không đồng ý về một số đề xuất được nêu trong đề án.

Cụ thể, đối với đề xuất giữ lại khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân tích: quy hoạch 257 ((Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình) đã xác định một số khu dân cư nằm sát bờ sông, thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn, khi có lũ cần phải di dời. Trong đó có khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề.

Mặt khác, trong quá trình thành phố rà soát điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên địa bàn, đã xác định các khu dân cư trên cần từng bước di dời để đảm bảo an toàn. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thực hiện theo Quy hoạch 257.

Ngoài ra, Bộ này cũng đề nghị bổ sung danh mục (giữ lại, cải tạo chỉnh trang, tái thiết) các khu vực dân cư hiện có ở bãi sông thuộc các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng chưa có trong phụ lục của Quy hoạch 257.

Riêng đối với 3 khu vực bãi sông Tàm Xá - Xuân Canh, Thượng Cát - Liên Mạc, Chu Phan - Tráng Việt, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, đây là khu vực được phép xây dựng và có thể nghiên cứu nhưng hồ sơ Bộ nhận được không có thông số cụ thể về diện tích quy hoạch xây dựng tại các khu vực bãi sông nêu trên.

Đối với khu dân cư Kim Lan - Văn Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với đề nghị của thành phố Hà Nội là giữ lại. Khu dân cư này hiện có thuộc bãi sông Xuân Quan, Phụng Công (thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), đã được xác định trong danh mục dân cư tập trung tại Quy hoạch 257.

Còn với bãi Tàm Xá - Xuân Canh, tổng diện tích đất xây dựng đã vượt quá đất được xây dựng và chưa quy hoạch xây dựng về phía tuyến đê hiện tại theo Quy hoạch 257. Đối với bãi Thượng Cát - Liên Mạc, Chu Phan - Tráng Việt, tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng vượt quá 5% phần diện tích bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng.

CHÚ TRỌNG CỦNG CỐ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Hà Nội chỉ đạo triển khai sớm lập phương án phòng chống lũ các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch thành phố trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định của Quy hoạch 257; Chỉ đạo nghiên cứu bổ sung quy hoạch phân khu về đầu tư nâng cấp củng cố hệ thống đê điều thuộc phạm vi quy hoạch. Trong đó ưu tiên xử lý những vị trí trọng điểm, vị trí xung yếu như cống Liên Mạc, khu vực đê Hải Bối…; Không quy hoạch đất xây dựng tại các khu vực bãi sông không thuộc hoặc có vị trí không phù hợp với danh mục bãi sông được phép xây dựng…

Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ đất bãi sông, đê điều, bãi nổi, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch; Có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại theo quy hoạch, không để phát triển thêm số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông. Đồng thời rà soát, xây dựng phương án lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con