Cựu nhân viên ByteDance tuyên bố Trung Quốc có 'quyền truy cập tối cao' vào tất cả dữ liệu

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Chính phủ Trung Quốc có "quyền truy cập tối cao" vào tất cả dữ liệu do ByteDance nắm giữ, bao gồm cả dữ liệu trên các máy chủ ở Mỹ, một nhân viên cũ đã cáo buộc và đang khởi kiện công ty với lý do chấm dứt hợp đồng sai quy định…

Theo CNN Business, Yintao "Roger" Yu đã đệ đơn kiện chấm dứt hợp đồng trái quy định chống lại Bytedance tại Tòa án Thượng thẩm San Francisco vào đầu tháng này. Ông đã làm việc tại công ty từ tháng 8/2017 đến tháng 11/2018 với tư cách là trưởng bộ phận kỹ thuật cho các hoạt động kinh doanh ở thị trường Hoa Kỳ.

Trong một đơn khiếu nại mới được đệ trình vào thứ Sáu tuần trước, ông Yu tuyên bố rằng Chính phủ Trung Quốc có một văn phòng đặc biệt trong công ty, hay còn được gọi là "Ủy ban", làm nhiệm vụ giám sát ByteDance và "định hướng cách nâng cao các giá trị cốt lõi của nhà nước".

"Ủy ban duy trì quyền truy cập tối cao vào tất cả dữ liệu của công ty, ngay cả dữ liệu được lưu trữ tại Hoa Kỳ", theo đơn khiếu nại.

Đơn kiện của Yu cáo buộc rằng công ty đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc truy cập dữ liệu người dùng thông qua kênh cửa hậu, bất kể dữ liệu đó được đặt ở đâu.

Yu cũng tiết lộ rằng ông đã quan sát thấy ByteDance "đáp ứng yêu cầu của chính phủ Trung Quốc" khi chia sẻ, thay đổi hoặc thậm chí xóa bỏ nội dung, mô tả ByteDance là "công cụ tuyên truyền hữu ích" cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của ByteDance đã phủ nhận cáo buộc của Yu, nhấn mạnh ông Yu đã làm việc cho một ứng dụng có tên Flipagram khi còn ở công ty, hiện ứng dụng này đã ngừng hoạt động vì lý do kinh doanh.

"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ những thông tin vô căn cứ trong đơn khiếu nại này", vị phát ngôn viên chia sẻ với CNN. "Ông Yu làm việc cho ByteDance chưa đầy một năm và đã kết thúc công việc từ tháng 7/2018".

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG

Báo cáo trước đó từ vụ kiện đã nêu chi tiết rằng ngay sau khi bắt đầu công việc của mình, ông Yu nhận ra ByteDance trong nhiều năm đã tham gia vào chiến dịch gọi là "kế hoạch toàn cầu" nhằm đánh cắp và thu lợi từ nội dung của người dùng.

Kế hoạch liên quan đến việc sử dụng phần mềm có chủ đích để loại bỏ "một cách hệ thống" nội dung người dùng khỏi các trang web đối thủ cạnh tranh, chủ yếu là Instagram và Snapchat, đồng thời đưa vào các dịch vụ video của riêng ByteDance mà không cần xin phép.

Cựu nhân viên bày tỏ rằng ông đã "gặp rắc rối bởi những nỗ lực của ByteDance nhằm lách luật pháp và đạo đức". Ông Yu đề xuất các khoản bồi thường thiệt hại như thu nhập bị mất, cứu trợ tạm thời, các thiệt hại thanh lý và án phạt.

Bên cạnh đó, phát ngôn viên của ByteDance cho biết công ty "cam kết tôn trọng tài sản trí tuệ của các công ty khác, chúng tôi chỉ thu thập dữ liệu phù hợp với thực tiễn ngành và chính sách toàn cầu".

Các cáo buộc mới nhất được đưa ra khi TikTok đang trở nên cực kỳ phổ biến và có nguy cơ bị cấm tại Mỹ vì những lo ngại an ninh quốc gia.

Chính quyền Biden đã đe dọa TikTok bằng lệnh cấm trên toàn quốc trừ khi các chủ sở hữu Trung Quốc bán lại cổ phần, cho thấy mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa hai nước. Tháng trước, Montana trở thành bang đầu tiên của Mỹ thông qua luật cấm TikTok trên tất cả các thiết bị cá nhân.

Vấn đề đặt ra là ai hiện đang sở hữu chìa khóa cho các thuật toán của TikTok và kho dữ liệu khổng lồ được thu thập từ hơn 150 triệu người dùng Hoa Kỳ sử dụng ứng dụng mỗi tháng.

Các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có khả năng truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok thông qua liên kết với công ty mẹ, từ đó có thể mang lại lợi ích cho các chiến dịch tuyên truyền hoặc tình báo Trung Quốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật cho biết vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đã thực sự theo dõi người dùng thông qua TikTok.

Vào tháng 3, Giám đốc điều hành TikTok, ông Shou Chew, đã điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng ông "không thấy bằng chứng nào chỉ ra chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu (của người dùng Mỹ); họ chưa bao giờ yêu cầu chúng tôi, chúng tôi cũng không cung cấp những thông tin đó".

"Cam kết của chúng tôi là chuyển dữ liệu vào, lưu trữ tại Mỹ bởi một công ty Mỹ và được giám sát bởi nhân viên Mỹ", CEO Chew khẳng định tại phiên điều trần.

Trung Quốc đã có động thái đáp trả lại yêu cầu của chính quyền Biden, nói rằng họ sẽ "kiên quyết" phản đối việc bán cổ phần TikTok.

Bởi lẽ, chính phủ Trung Quốc coi một số công nghệ tiên tiến bao gồm các thuật toán đề xuất nội dung là rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Vào tháng 12, quan chức Trung Quốc đã đề xuất thắt chặt các quy tắc chi phối việc bán công nghệ cho người mua nước ngoài.

Theo một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, thương vụ bán hoặc thoái vốn TikTok sẽ liên quan đến vấn đồ xuất khẩu công nghệ, vì vậy cần phải có giấy phép và sự chấp thuận từ chính phủ Trung Quốc.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con