Đà Nẵng dành 1.900 tỷ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Chia sẻ

Để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ngành Công thương Đà Nẵng đã dành 1.900 tỷ đồng mua hàng hóa dự trữ phục vụ Tết...

Tất cả điểm bán hàng Tết của thành phố Đà Nẵng phải thực hiện niêm yết giá và phòng chống dịch Covid-19.
Tất cả điểm bán hàng Tết của thành phố Đà Nẵng phải thực hiện niêm yết giá và phòng chống dịch Covid-19.

Với phương châm “Chuẩn bị đầy đủ, phong phú, đa dạng các mặt hàng để cung ứng ra thị trường, đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp”, hệ thống cung ứng hàng hóa sẽ được thông qua kênh bán hàng truyền thống trên địa bàn thành phố gồm: 08 trung tâm thương mại, 71 siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, hơn 400 cửa hàng tiện lợi, tự chọn, 74 chợ truyền thống và các đơn vị, doanh nghiệp thương mại, cửa hàng phân phối, các cửa hàng tạp hóa.

Tất cả các điểm bán hàng đều phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng chống dịch Covid-19 trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho người bán hàng và khách đến mua sắm; khuyến khích việc mua bán hàng hoá thông qua các các kênh bán hàng trực tuyến hợp pháp, đảm bảo quy định.

Lãnh đạo Sở Công thương Đà Nẵng, cho biết các nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu gồm lương thực (gạo, nếp); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gà, trứng vịt, rau củ quả...); thực phẩm chế biến (giò chả, xúc xích,...); thực phẩm khô (đường, sữa, bánh kẹo, mứt, dầu ăn, bột ngọt, mỳ tôm, nước chấm, nước giải khát); xăng dầu, khí đốt....

Cụ thể, thành phố đã giao cho 19 đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị tham gia dự trữ; thương nhân kinh doanh tại 04 chợ thuộc Sở, các chợ trên địa bàn quận, huyện và hệ thống thương nhân tại các tuyến phố trên địa bàn tham gia dự trữ 165,6 tấn gạo, nếp các loại; 3.385 tấn thịt các loại (trong đó thịt heo khoảng 1.400 tấn); 1.997 tấn rau củ quả các loại; hơn 36.248 tấn thực phẩm đóng hộp, 996 tấn thực phẩm khô, 515 tấn bánh kẹo mứt hạt dưa các loại... giá trị khoảng gần 819 tỷ đồng.

Các thương nhân kinh doanh tại 04 chợ lớn của thành phố thuộc ngành Công thương là Chợ Cồn, Chợ Hàn, Chợ Đống Đa, Chợ Đầu mối Hòa Cường cũng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết ước giá trị gần 250 tỷ đồng ( gồm 69 tấn gạo nếp, gần 30 tấn thịt các loại, hơn 4.000 tấn rau củ quả). Riêng chợ Đầu mối Hòa Cường vào những ngày giáp Tết, lượng rau, củ, quả dự trữ từ 800-900 tấn/ngày.

Ngoài ra, một số chợ lớn khác trên địa bàn thành phố cũng chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết ước hơn 300 tỷ đồng. Các thương nhân kinh doanh tại các cửa hàng trên các tuyến phố cũng tham gia dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu với giá trị ước khoảng 500 tỷ đồng.

Hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu trên địa bàn thành phố gồm 08 kho với tổng sức chứa gần 1,2 triệu m3, của 04 đầu mối cung ứng chính là Công ty Xăng dầu quân đội Khu vực 2, Công ty TNHHMTV Xăng dầu Khu vực 5, Chi nhánh Công ty CP Xăng dầu Dầu khí PV Oil miền Trung, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh.

Mặc dù dịp Tết do nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng cao, dự kiến lượng xăng dầu tiêu thụ tăng 20% so với các tháng trong năm nhưng các đơn vị này đã cam kết đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Ngoài hệ thống cung ứng hàng hóa thông qua các kênh bán hàng nêu trên, thành phố cũng giao cho ngành Công thương tổ chức Hội chợ Xuân 2022 (dự kiến từ ngày 19/01 đến 24/01/2022, tức ngày 17 đến ngày 21 tháng Chạp, năm Tân Sửu) có quy mô khoảng 250 gian hàng với các mặt hàng như bánh kẹo, mứt, hàng may mặc thời trang, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử, gia dụng... tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng và tổ chức Phiên chợ Tết công nhân, phục vụ người lao động tại các khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn thành phố.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con