Danh tính 8 doanh nghiệp bị Kiểm toán Nhà nước chuyển hồ sơ sang công an

Tùng Thư
Chia sẻ

Có tới 7 doanh nghiệp tại Hải Phòng có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản và 1 vụ việc có dấu hiệu trốn thuế trong chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo kế hoạch kiểm toán năm 2022, Kiếm toán Nhà nước thực hiện 178 nhiệm vụ kiểm toán, được tổ chức thành 231 Đoàn kiểm toán.

Tại báo cáo Dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2023 gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cho biết đến ngày 26/9/2022, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức xét duyệt 216 kế hoạch kiểm toán, triển khai 207 đoàn kiểm toán, trong đó 151 đoàn kiểm toán đã kết thúc; hoàn thành và tổ chức xét duyệt 219 dự thảo báo cáo kiểm toán và đã phát hành chính thức 188 báo cáo kiểm toán.

Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 08 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong đó, 07 vụ việc qua kiểm toán chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 tại thành phố Hải Phòng 07 công ty lập dự án để được cấp phép nhưng không tổ chức khai thác mà chuyển cho doanh nghiệp khác khai thác.

Tại Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2022 vừa gửi Quốc hội, Chính phủ đã nêu đích danh lần lượt 7 công ty này.

Cụ thể gồm có: Công ty Cổ phần khai thác cát phục vụ Khu kinh tế; Công ty CP Thương mại Duy Linh; Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Thái Việt; Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Hải Nam; Công ty TNHH Đầu tư Công trình và Thương mại Hoàng Phát; Công ty TNHH Đầu tư Đầu tư quốc tế Duyên Hải; Công ty Cổ phần Phát triển dịch vụ và Thương mại Tín Thành.

Một vụ việc còn lại có dấu hiệu trốn thuế của Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp – tỉnh Tây Ninh trong việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu.

Tổng hợp sơ bộ kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2021 của các đơn vị được kiểm toán đến ngày 26/9/2022 cho thấy: Tổng số kiến nghị đã thực hiện 37.924,2 tỷ đồng, đạt 56,63% (cùng kỳ năm trước 49,9%); đã thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cơ chế chính sách là 15 văn bản; 24 báo cáo có kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được thực hiện. 

Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 194 báo cáo kiểm toán đã phát hành đến thời điểm 26/9/2022 (trong đó có 188 báo cáo đã phát hành thuộc kế hoạch kiểm toán năm 2022 và 06 báo cáo kiểm toán phát hành thuộc kế hoạch kiểm toán năm 2021 chuyển sang), Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 27.737 tỷ đồng. Trong đó, số kiến nghị tăng thu ngân sách 1.466 tỷ đồng, giảm chi ngân sách 9.003 tỷ đồng và kiến nghị khác 17.268 tỷ đồng.

Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 102 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý (trong đó 02 Luật, 05 Nghị định, 06 Thông tư và 89 văn bản khác) không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công.

 

Trong 9 tháng năm 2022, số tài liệu Kiểm toán Nhà nước chuyển sang các cơ quan phục vụ công tác phòng, chống tội phạm gấp gần 5 lần cùng kỳ 2021.

Để nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm, Kiểm toán Nhà nước thường xuyên chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác phòng chống tội phạm thông qua hoạt động kiểm toán. Trong 09 tháng đầu năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp cung cấp 731 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát(cùng kỳ năm trước là 160 báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan).

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước chuyển Ủy ban Kiểm tra Trung ương 77 tài liệu, báo cáo kiểm toán; Cơ quan Cảnh sát điều tra 89 tài liệu, báo cáo kiểm toán; Thanh tra Chính phủ 02 tài liệu, báo cáo kiểm toán; Đoàn Kiểm tra số 01, 04, 08 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thang nhũng, tiêu cực 418 tài liệu, báo cáo kiểm toán; Đoàn giám sát Chuyên đề Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Quốc hội 118 báo cáo kiểm toán của 30 bộ ngành, địa phương giai đoạn 2016-2021; cơ quan khác 27 tài liệu, báo cáo kiểm toán.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con