Đất đai có nhiều chuyện “thật như đùa”
Đại biểu Quốc hội bình luận về tình trạng lãng phí, bất cập trong quy hoạch và sử dụng đất đai
Rất nhiều mục tiêu cụ thể trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua không đạt, song trách nhiệm của những cá nhân có liên quan lại không được đề cập đến.
Ngoài tồn tại trên, trong phần thảo luận tại tổ ở Quốc hội hôm 1/11 về việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của năm 2011 và những năm tiếp theo, các đại biểu đã chỉ ra không ít những hạn chế, bất cập của công tác quy hoạch, sử dụng đất tại các địa phương, bộ ngành.
Theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), báo cáo của Chính phủ cho thấy, đất để cho nhà ở khá nhiều, nhưng thực tế người dân thiếu nhà ở vẫn rất lớn. Con số thống kê bình quân 17,8 m2/người không phản ánh hết thực tế, bởi có quá nhiều người có hàng trăm m2 đất.
Trong khi đó, dù tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện dưới 60%, nhưng Chính phủ lại đề xuất tăng gấp đôi diện tích này vào năm 2012, lên khoảng 200.000 ha. Theo một số đại biểu, điều này là không hợp lý và gây lãng phí. “Hãy cứ lấp đầy đi đã rồi mới tính chuyện tăng thêm”.
Nói về những bất cập của công tác quy hoạch sử dụng đất trong thời gian qua, đại biểu Bùi Thị An đặt câu hỏi: “Một năm ngân sách thu được bao nhiêu tiền từ sân golf, bao nhiêu người Việt, bao nhiêu người nước ngoài chơi golf... mà Chính phủ cho lập quá nhiều sân golf như hiện nay?”.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cần phải xem xét lại trước thực tế khá nhiều “cái nhất” của đất đai, theo đúc kết từ cơ quan quản lý lẫn các đại biểu: giàu lên nhanh nhất, tham nhũng nhiều nhất, khiếu kiện, thất thu nhiều nhất...
Nhìn nhận về tác động của lợi ích nhóm có thể đã làm hạn chế hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói: “Tôi không tin là quy hoạch sử dụng đất thành công, vì thực tế nhà nhà làm khu công nghiệp, cảng, sân golf, sân bay... có nhiều công trình không ai vào cả. Làm sao mà nói là thành công được?”.
Đại biểu này dẫn chứng, hàng nghìn ha đất ở khu làng văn hóa các dân tộc (Ba Vì, Hà Nội), khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đại học Quốc gia... được quy hoạch hàng chục năm nay nhưng không được đưa vào sử dụng.
“Có nhiều chuyện thật như đùa trong chuyện quy hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương, bộ ngành chứ không riêng gì Hà Nội, nhưng rốt cục là không thấy xử lý, kiểm điểm cá nhân nào”, đại biểu Quyền nói.
Một số đại biểu khác lý giải, tại sao khiếu nại về đất đai nhiều thế? Bởi lẽ, nguyên tắc của chế định bồi thường trong pháp luật dân sự là ngang giá. Thế nhưng khi nhà nước bồi thường lại chỉ bằng một nửa giá thị trường nên mới nảy sinh khiếu kiện.
Đồng tình với những nhìn nhận trên, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng, thực tế muốn quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả thì trước hết phải có quy hoạch chung. Thế nhưng, đáng tiếc là chúng ta làm quy hoạch chung quá chậm, do đó đương nhiên là chồng chéo, lãng phí.
Một bất cập của công tác quy hoạch sử dụng đất được các đại biểu chỉ ra trong phần thỏa luận sáng 1/11 là việc “khuyết” nội dung đề cập đến quỹ đất dành cho giao thông, trong khi đây là một trong những vấn đề gây bức xúc cho dự luận hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
“Nhật Bản vừa thông qua quyết định sẽ giúp chúng ta khảo sát một số dự án đường giao thông, nhưng không hiểu sao chúng ta không có sự chuẩn bị gì về quỹ đất. Không hiểu sao lại có sự vô lý như vậy?”, một đại biểu đoàn Hà Nội đặt câu hỏi.
Từ góc độ là một doanh nhân, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường có ý kiến khá ngược với các đại biểu trước đó, đặc biệt là trong việc phát triển các khu công nghiệp, khi cho rằng: nếu quy hoạch không đi trước một bước thì làm sao có đất để phát triển công nghiệp. Còn việc thu hút, lấp đầy như thế nào là do cơ chế ở dưới.
“Khi chúng ta cắt giảm ưu đãi đầu tư, thay đổi chính sách thuế vào các khu công nghiệp thì sức hấp dẫn không còn như trước. Tôi đã từng nói, ở Hà Nội không thể làm khu công nghiệp được khi mà giá đến bù lên đến hàng chục USD/m2. Với giá đền bù như vậy họ sẽ sang Trung Quốc, Thái Lan...”, đại biểu Hường nói.
Tuy nhiên, đại biểu này cũng cho rằng, có không ít quy hoạch chúng ta quá lãng phí, chẳng hạn như cứ 50 km lại cho xây một cảng biển, tỉnh nào cũng có sân bay, đầu tư tiền tấn để rồi thu tiền lẻ.
Liên quan đến quy hoạch đất lúa, hầu hết các đại biểu đều thống nhất không thể coi thường an ninh lương thực. Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch khu vực nào tập trung trồng lúa, khu vực nào phát triển công nghiệp, đô thị cũng cần phải được chỉ rõ để có những cơ chế đặc thù phù hợp.
Ngoài tồn tại trên, trong phần thảo luận tại tổ ở Quốc hội hôm 1/11 về việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của năm 2011 và những năm tiếp theo, các đại biểu đã chỉ ra không ít những hạn chế, bất cập của công tác quy hoạch, sử dụng đất tại các địa phương, bộ ngành.
Theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), báo cáo của Chính phủ cho thấy, đất để cho nhà ở khá nhiều, nhưng thực tế người dân thiếu nhà ở vẫn rất lớn. Con số thống kê bình quân 17,8 m2/người không phản ánh hết thực tế, bởi có quá nhiều người có hàng trăm m2 đất.
Trong khi đó, dù tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp hiện dưới 60%, nhưng Chính phủ lại đề xuất tăng gấp đôi diện tích này vào năm 2012, lên khoảng 200.000 ha. Theo một số đại biểu, điều này là không hợp lý và gây lãng phí. “Hãy cứ lấp đầy đi đã rồi mới tính chuyện tăng thêm”.
Nói về những bất cập của công tác quy hoạch sử dụng đất trong thời gian qua, đại biểu Bùi Thị An đặt câu hỏi: “Một năm ngân sách thu được bao nhiêu tiền từ sân golf, bao nhiêu người Việt, bao nhiêu người nước ngoài chơi golf... mà Chính phủ cho lập quá nhiều sân golf như hiện nay?”.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cần phải xem xét lại trước thực tế khá nhiều “cái nhất” của đất đai, theo đúc kết từ cơ quan quản lý lẫn các đại biểu: giàu lên nhanh nhất, tham nhũng nhiều nhất, khiếu kiện, thất thu nhiều nhất...
Nhìn nhận về tác động của lợi ích nhóm có thể đã làm hạn chế hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói: “Tôi không tin là quy hoạch sử dụng đất thành công, vì thực tế nhà nhà làm khu công nghiệp, cảng, sân golf, sân bay... có nhiều công trình không ai vào cả. Làm sao mà nói là thành công được?”.
Đại biểu này dẫn chứng, hàng nghìn ha đất ở khu làng văn hóa các dân tộc (Ba Vì, Hà Nội), khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đại học Quốc gia... được quy hoạch hàng chục năm nay nhưng không được đưa vào sử dụng.
“Có nhiều chuyện thật như đùa trong chuyện quy hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương, bộ ngành chứ không riêng gì Hà Nội, nhưng rốt cục là không thấy xử lý, kiểm điểm cá nhân nào”, đại biểu Quyền nói.
Một số đại biểu khác lý giải, tại sao khiếu nại về đất đai nhiều thế? Bởi lẽ, nguyên tắc của chế định bồi thường trong pháp luật dân sự là ngang giá. Thế nhưng khi nhà nước bồi thường lại chỉ bằng một nửa giá thị trường nên mới nảy sinh khiếu kiện.
Đồng tình với những nhìn nhận trên, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng, thực tế muốn quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả thì trước hết phải có quy hoạch chung. Thế nhưng, đáng tiếc là chúng ta làm quy hoạch chung quá chậm, do đó đương nhiên là chồng chéo, lãng phí.
Một bất cập của công tác quy hoạch sử dụng đất được các đại biểu chỉ ra trong phần thỏa luận sáng 1/11 là việc “khuyết” nội dung đề cập đến quỹ đất dành cho giao thông, trong khi đây là một trong những vấn đề gây bức xúc cho dự luận hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị lớn.
“Nhật Bản vừa thông qua quyết định sẽ giúp chúng ta khảo sát một số dự án đường giao thông, nhưng không hiểu sao chúng ta không có sự chuẩn bị gì về quỹ đất. Không hiểu sao lại có sự vô lý như vậy?”, một đại biểu đoàn Hà Nội đặt câu hỏi.
Từ góc độ là một doanh nhân, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường có ý kiến khá ngược với các đại biểu trước đó, đặc biệt là trong việc phát triển các khu công nghiệp, khi cho rằng: nếu quy hoạch không đi trước một bước thì làm sao có đất để phát triển công nghiệp. Còn việc thu hút, lấp đầy như thế nào là do cơ chế ở dưới.
“Khi chúng ta cắt giảm ưu đãi đầu tư, thay đổi chính sách thuế vào các khu công nghiệp thì sức hấp dẫn không còn như trước. Tôi đã từng nói, ở Hà Nội không thể làm khu công nghiệp được khi mà giá đến bù lên đến hàng chục USD/m2. Với giá đền bù như vậy họ sẽ sang Trung Quốc, Thái Lan...”, đại biểu Hường nói.
Tuy nhiên, đại biểu này cũng cho rằng, có không ít quy hoạch chúng ta quá lãng phí, chẳng hạn như cứ 50 km lại cho xây một cảng biển, tỉnh nào cũng có sân bay, đầu tư tiền tấn để rồi thu tiền lẻ.
Liên quan đến quy hoạch đất lúa, hầu hết các đại biểu đều thống nhất không thể coi thường an ninh lương thực. Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch khu vực nào tập trung trồng lúa, khu vực nào phát triển công nghiệp, đô thị cũng cần phải được chỉ rõ để có những cơ chế đặc thù phù hợp.