Đất "vàng" vẫn được lùng mua
Dù giá giữ ở mức ngất ngưởng, có nơi tới 450 triệu đồng một m2 nhưng các đại gia sẵn tiền vẫn tìm mọi cách để mua đất "vàng"
Những khu bất động sản đắc địa tại các quận trung tâm Hà Nội chỉ còn đếm trên đầu ngón tay và vẫn giữ nguyên giá trị bất chấp sự đóng băng của thị trường.
Dù giá giữ ở mức ngất ngưởng, có nơi tới 450 triệu đồng một m2 nhưng các đại gia sẵn tiền vẫn tìm mọi cách để mua.
Anh Minh, dân môi giới đất chuyên nghiệp ở Hà Nội cho hay trong lúc các giao dịch bất động sản nói chung trầm lắng, thì vẫn có những lời đề nghị tìm mua hộ nhà trong các khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông hoặc ven hồ Tây.
Giữ vị trí số một ở Hà Nội vẫn là những khu vực ven hồ Hoàn Kiếm như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, phố Nhà Thờ... Giá có nơi lên tới 450 triệu đồng một m2. Tiếp đến là các khu "phố Tây" nổi tiếng một thời như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh... giá khoảng 250-300 triệu đồng một m2. Các khu vực ven Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, Công viên Thống Nhất... giá cũng duy trì ổn định quanh mức 150-200 triệu đồng mỗi m2.
Khách hàng tìm đến những khu đất này chủ yếu là giới Việt kiều ở châu Âu về hoặc các đại gia trong nước giàu có nhờ chứng khoán một thời. Các khu này mặc dù đang có giá rất cao, nhưng theo nhiều nhà đầu tư nó vẫn có khả năng sinh lời lớn. Nếu được giá, nhà đầu tư có thể mua và bán quay vòng trong thời gian ngắn, nếu không, thì dùng để cho người nước ngoài làm việc tại Hà Nội thuê.
Sở dĩ những khu đất này vẫn giữ nguyên giá trị bất chấp sự trồi sụt của thị trường, theo anh Minh, là do chủ nhà "quyết sống mái với nội đô", không chịu bán. Còn người mua thuộc giới đại gia cũng muốn tìm vị trí đẹp, không chỉ để phục vụ mục đích kinh doanh, mà còn vì giá trị về tinh thần. Họ cho rằng khi thủ đô ngày càng mở rộng, khu phố cổ càng thể hiện giá trị về văn hóa. Giống như nhiều nước trên thế giới, những khu đất này không mất đi giá trị theo thời gian.
Theo anh Nguyễn Trung Vũ, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Century Group, mặc dù quyết định mở rộng Hà Nội được phê duyệt nhưng trung tâm của thành phố mới vẫn không thay đổi nhiều, nên những vị trí đẹp trong nội đô vẫn là không thể thay thế.
Tuy nhiên những khu đất được coi là vàng và lọt vào tầm ngắm của giới đại gia phải có diện tích đủ lớn từ 400m2 đến 1.000m2 và nhiều thì từ vài nghìn m2 trở lên. Giới kinh doanh "săn" khu đất này để xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê hoặc khu căn hộ cao cấp hoặc trung tâm thương mại...
Đồng tình với quan điểm này, anh Quang - Giám đốc một công ty địa ốc ở Hà Nội cho rằng, những căn hộ "triệu đôla", thuộc vị trí đắc địa của Thủ đô hầu như không bị rớt giá, bất chấp sự đóng băng của thị trường trong mấy năm gần đây.
Quang đang chạy đôn chạy đáo tìm mua một căn hộ trên khu phố cổ cho một người bạn từ Nga về VN sinh sống. Người này sẵn sàng bỏ ra khoảng 200-300 tỷ đồng để tậu nhà, miễn là phải đảm bảo điều kiện mặt đường, rộng khoảng 1.000 m2 và gần khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Lý do anh bạn của giám đốc Quang tậu nhà đơn giản vì anh này không thể bỏ được thói quen uống cafe tại phố cổ ngày cuối tuần.
Tuy nhiên, hầu hết những căn hộ tại khu phố cổ đều đã có chủ. Một vài căn hộ rao bán thì diện tích chỉ rộng chừng 50-70 m2 không đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Không tìm được một khu đất lớn, thành thử anh Quang phải chuyển hướng ra các khu vực đất mới nổi thuộc mạn ven hồ Tây như Quảng Bá, Thụy Khuê, Lạc Long Quân...
Anh cho hay những khu đất rộng khoảng vài trăm m2 có vị trí thông thoáng, xe ôtô đi lại dễ dàng phù hợp với việc xây nhà hàng khách sạn, biệt thự cho thuê, hoặc shop trưng bày hàng hiệu.... đang hút khách. Giá rao bán vào khoảng 200 triệu đồng cho mỗi m2.
Dù giá giữ ở mức ngất ngưởng, có nơi tới 450 triệu đồng một m2 nhưng các đại gia sẵn tiền vẫn tìm mọi cách để mua.
Anh Minh, dân môi giới đất chuyên nghiệp ở Hà Nội cho hay trong lúc các giao dịch bất động sản nói chung trầm lắng, thì vẫn có những lời đề nghị tìm mua hộ nhà trong các khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông hoặc ven hồ Tây.
Giữ vị trí số một ở Hà Nội vẫn là những khu vực ven hồ Hoàn Kiếm như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, phố Nhà Thờ... Giá có nơi lên tới 450 triệu đồng một m2. Tiếp đến là các khu "phố Tây" nổi tiếng một thời như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh... giá khoảng 250-300 triệu đồng một m2. Các khu vực ven Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, Công viên Thống Nhất... giá cũng duy trì ổn định quanh mức 150-200 triệu đồng mỗi m2.
Khách hàng tìm đến những khu đất này chủ yếu là giới Việt kiều ở châu Âu về hoặc các đại gia trong nước giàu có nhờ chứng khoán một thời. Các khu này mặc dù đang có giá rất cao, nhưng theo nhiều nhà đầu tư nó vẫn có khả năng sinh lời lớn. Nếu được giá, nhà đầu tư có thể mua và bán quay vòng trong thời gian ngắn, nếu không, thì dùng để cho người nước ngoài làm việc tại Hà Nội thuê.
Sở dĩ những khu đất này vẫn giữ nguyên giá trị bất chấp sự trồi sụt của thị trường, theo anh Minh, là do chủ nhà "quyết sống mái với nội đô", không chịu bán. Còn người mua thuộc giới đại gia cũng muốn tìm vị trí đẹp, không chỉ để phục vụ mục đích kinh doanh, mà còn vì giá trị về tinh thần. Họ cho rằng khi thủ đô ngày càng mở rộng, khu phố cổ càng thể hiện giá trị về văn hóa. Giống như nhiều nước trên thế giới, những khu đất này không mất đi giá trị theo thời gian.
Theo anh Nguyễn Trung Vũ, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Century Group, mặc dù quyết định mở rộng Hà Nội được phê duyệt nhưng trung tâm của thành phố mới vẫn không thay đổi nhiều, nên những vị trí đẹp trong nội đô vẫn là không thể thay thế.
Tuy nhiên những khu đất được coi là vàng và lọt vào tầm ngắm của giới đại gia phải có diện tích đủ lớn từ 400m2 đến 1.000m2 và nhiều thì từ vài nghìn m2 trở lên. Giới kinh doanh "săn" khu đất này để xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê hoặc khu căn hộ cao cấp hoặc trung tâm thương mại...
Đồng tình với quan điểm này, anh Quang - Giám đốc một công ty địa ốc ở Hà Nội cho rằng, những căn hộ "triệu đôla", thuộc vị trí đắc địa của Thủ đô hầu như không bị rớt giá, bất chấp sự đóng băng của thị trường trong mấy năm gần đây.
Quang đang chạy đôn chạy đáo tìm mua một căn hộ trên khu phố cổ cho một người bạn từ Nga về VN sinh sống. Người này sẵn sàng bỏ ra khoảng 200-300 tỷ đồng để tậu nhà, miễn là phải đảm bảo điều kiện mặt đường, rộng khoảng 1.000 m2 và gần khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Lý do anh bạn của giám đốc Quang tậu nhà đơn giản vì anh này không thể bỏ được thói quen uống cafe tại phố cổ ngày cuối tuần.
Tuy nhiên, hầu hết những căn hộ tại khu phố cổ đều đã có chủ. Một vài căn hộ rao bán thì diện tích chỉ rộng chừng 50-70 m2 không đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Không tìm được một khu đất lớn, thành thử anh Quang phải chuyển hướng ra các khu vực đất mới nổi thuộc mạn ven hồ Tây như Quảng Bá, Thụy Khuê, Lạc Long Quân...
Anh cho hay những khu đất rộng khoảng vài trăm m2 có vị trí thông thoáng, xe ôtô đi lại dễ dàng phù hợp với việc xây nhà hàng khách sạn, biệt thự cho thuê, hoặc shop trưng bày hàng hiệu.... đang hút khách. Giá rao bán vào khoảng 200 triệu đồng cho mỗi m2.