Dầu Nga có thể bị áp giá trần ở mức 40-60 USD/thùng?
Việc tính toán mức giá trần sẽ dựa trên chi phí sản xuất và giá dầu của Nga trước xung đột tại Ukraine, tuy nhiên Mỹ cho rằng mức trần 40 USD là quá thấp...
Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận các phương án áp mức giá trần đối với dầu Nga trong khoảng 40-60 USD/thùng để vừa hạn chế doanh thu dầu của Nga, mà vẫn hạn chế tối đa tác động lên nền kinh tế của mình.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Đức cuối tháng trước, các nhà lãnh đạo đã thống nhất việc nghiên cứu các phương án để áp trần giá, như cấm bảo hiểm và vận chuyển dầu cùng các sản phẩm xăng dầu của Nga, trừ trường hợp giá bán dưới mức trần.
Mức trần cụ thể sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường tại thời điểm được thống nhất mà thị trường có thể còn thay đổi nhiều. Trước phiên giảm giá của dầu Brent và WTI ngày 5/7, dầu Nga giao dịch quanh mức 80 USD/thùng. Thông tin về các giao dịch dầu Nga ít được công khai hơn kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine.
Để có đưa vào thực thi hiệu quả, ý tưởng áp trần giá dầu do Mỹ đứng đầu cần tạo ra đủ động lực để các nước đồng minh muốn tham gia. Các bên mua dầu cần được tiếp cận với mức giá rẻ hơn và với các dịch vụ quan trong như bảo hiểm mà họ cần để vận chuyển hàng hóa. Nhưng giá trần cũng phải được đặt ở mức mà Nga có thể tiếp tục xuất khẩu.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết việc tính toán mức giá trần sẽ dựa trên chi phí sản xuất và giá dầu của Nga trước xung đột tại Ukraine. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng mức giá trần 40 USD là quá thấp. Dù mục tiêu là nhằm hạn chế nguồn doanh thu của Nga dùng cho cuộc chiến ở Ukraine nhưng rủi ro là nếu các biện pháp được thực thi không hiệu quả có thể khiến giá dầu tăng vọt.
Washington đến nay vẫn tránh triển khai các biện pháp trừng phạt thứ cấp bên ngoài lãnh thổ của mình để thực thi các hạn chế đối với Nga. Do vậy, một động thái như vậy thường được nhận được sự quan tâm lớn của các đồng minh châu Âu. Theo một số nước châu Âu, việc áp dụng trần giá có thể là biện pháp cuối cùng phải dùng tới.
Một quan chức Mỹ cho biết Washington đang tổ chức nhiều cuộc họp hàng tuần để bàn bạc việc áp trần giá và nỗ lực này sẽ được tăng cường trong vài tuần tới.
Tuy nhiên, nhiều người ngờ vực khả năng các nước G7 (gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Canada) có thể đạt thỏa thuận áp trần giá trong tương lai gần, bởi ý tưởng này cần được lên chi tiết và vướng nhiều rào cản. Một vấn đề là để thực thi cơ chế này thì Liên minh châu Âu (EU) cần chỉnh sửa các lệnh trừng phạt đã thông qua cuối tháng 5. Mà việc này cần có sự đồng ý của tất cả các nước thành viên.
Hiện tại, các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành để đưa ra đề xuất cuối cùng. Anh được dự báo sẽ đưa ra quy định cấm bảo hiểm và cung cấp dịch vụ với riêng các công ty của họ.
Cùng với Anh, EU chiếm lĩnh phần lớn thị trường bảo hiểm toàn cầu và Nga sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu nếu không được tiếp cận dịch vụ bảo hiểm cũng như các dịch vụ khác.
G7 và EU đã thống nhất giảm dần nhập dầu Nga. Tuy nhiên, Moscow vẫn đang tăng xuất khẩu với việc bán dầu giá rẻ cho các khách hàng châu Á. Quốc gia này hiện thu về hơn 600 triệu USD/ngày từ việc bán dầu.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Mỹ hiện lo ngại lệnh cấm của châu Âu hồi cuối tháng 5 có thể đẩy giá dầu tăng mạnh hơn nữa, lên 185 USD/thùng như một số dự báo. Điều này có thể kéo theo suy thoái toàn cầu.
G7 và EU đã thống nhất giảm dần nhập dầu Nga. Tuy nhiên, Moscow vẫn đang tăng xuất khẩu với việc bán dầu giá rẻ cho các khách hàng châu Á. Quốc gia này hiện thu về hơn 600 triệu USD/ngày từ việc bán dầu.
Dữ liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đã tăng gấp đôi năng lượng Nga lên 18,9 tỷ USD trong ba tháng 3-4-5 so với cùng kỳ năm ngoái. Còn Ấn Độ chi 5,1 tỷ USD, nhiều gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Theo các nhà phân tích, để có đưa vào thực thi hiệu quả, ý tưởng áp trần giá dầu do Mỹ đứng đầu cần tạo ra đủ động lực để các nước đồng minh muốn tham gia. Các bên mua dầu cần được tiếp cận với mức giá rẻ hơn và với các dịch vụ quan trong như bảo hiểm mà họ cần để vận chuyển hàng hóa. Nhưng giá trần cũng phải được đặt ở mức mà Nga có thể tiếp tục xuất khẩu.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Mỹ hiện cũng đang cân nhắc một số công cụ thực thi tiềm năng, bao gồm hạn chế với các công ty vận tải biển chở dầu giá cao và trừng phạt các ngân hàng, tổ chức tài chính tạo điều kiện cho việc bán hàng vượt ngưỡng đã thống nhất.