Để ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế xã hội

Xuân Nghi
Chia sẻ

Để ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế xã hội, điều kiện cần và đủ là cần cập nhật các thông tin về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, môi trường; cũng như tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các cơ sở nghiên cứu - ứng dụng - triển khai, cộng đồng doanh nghiệp...

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của năng lượng nguyên tử tại Việt Nam. Ảnh: Vinatom.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của năng lượng nguyên tử tại Việt Nam. Ảnh: Vinatom.

Cuối tuần qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế xã hội”.

Giới chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và quản lý vĩ mô, đại diện cộng đồng doanh nhân, đã cùng bàn các giải pháp trước mắt và lâu dài về các vấn đề liên quan, đồng thời tham vấn ý kiến cộng đồng về một đề tài đặc biệt hệ trọng của thời đại được dư luận quan tâm như: Năng lượng nguyên tử. Qua đó, nhằm định hướng xây dựng quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được xây dựng sẽ là công cụ quản lý nhà nước giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; đồng thời đề ra định hướng cơ bản dài hạn, xác định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết cùng các khâu đột phá trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, công nghiệp, các ngành kinh tế, kỹ thuật khác… được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 đã được các bộ, ngành tích cực triển khai thực hiện.

“Bên cạnh sự phát triển về tiềm lực và hoàn thiện thể chế, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn trong nhiều lĩnh vực…”, ông Thái xác nhận.

Hiện nay, trong các ngành và lĩnh vực khác của đời sống, công nghệ bức xạ đã tạo ra nhiều chế phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, thân thiện môi trường như chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật, thức ăn nuôi tôm, gia cường đặc tính dây cáp điện bằng khâu mạch bức xạ… Cùng với đó, các kỹ thuật phân tích hạt nhân đã góp phần đánh giá các loại ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, góp phần cho phát triển bền vững; kỹ thuật kiểm tra không phá hủy bằng bức xạ đã giúp đánh giá chất lượng kết cấu, tuổi thọ công trình giao thông, xây dựng, công nghiệp và năng lượng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các kết quả ứng dụng năng lượng nguyên tử tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, triển vọng và đòi hỏi của thực tiễn.

Vì vậy, khoa học và công nghệ nói chung, lĩnh vực hạt nhân nói riêng cần được đẩy mạnh hơn nhờ sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, sự đóng góp từ các tổ chức khoa học và công nghệ từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức quốc tế đưa ứng dụng của năng lượng nguyên tử tham gia vào giải quyết những vấn đề, yêu cầu đặt ra trong thực tiễn cuộc sống, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về phía địa phương, trong quá trình phát triển, tỉnh Bến Tre luôn quan tâm, tạo điều kiện để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; trong đó, ứng dụng năng lượng nguyên tử và công nghệ hạt nhân mang lại những giá trị trực tiếp và thiết thực.

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cho biết những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ được Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Theo ông, năng lượng nguyên tử đã bước đầu được ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thống như y tế, sản xuất công nghiệp… Người đứng đầu chính quyền tỉnh Bến Tre cũng thông tin thêm rằng hiện nay trên toàn địa bàn có 62 cơ sở y tế sử dụng thiết bị X-Quang chẩn đoán; 3 cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ và một đơn vị sử dụng máy phát tia X; 13 thiết bị bức xạ ứng dụng trong công nghiệp.

“Hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời gian qua đã giúp các địa phương, đơn vị và doanh nghiệp có những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung trong các ngành, lĩnh vực khác nhau”, ông Trần Ngọc Tam đúc kết. 

 

Từng có các ý kiến, quan điểm khác nhau về năng lượng nguyên tử có được được xem là “năng lượng xanh” hay không. Đầu năm 2022, vấn đề đầu tư tư nhân vào sản xuất điện nguyên tử đã sôi động tại Châu Âu sau khi Ủy ban Châu Âu (EC) công bố ý định đưa năng lượng nguyên tử vào danh sách năng lượng xanh cần thúc đẩy. Báo chí cựu lục địa này lúc đó cũng từng nhận định điện hạt nhân có thể là một kênh chứng khoán thú vị và giá nguyên liệu thô (uranium) cũng đang tăng ấn tượng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất coi năng lượng nguyên tử là năng lượng xanh. Nếu đề xuất trở thành hiện thực, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ được hưởng trợ cấp từ nhiều quỹ của Liên minh Châu Âu, nhất là thị trường rộng mở. Ông Macron cũng kêu gọi các “start-up” của Pháp quan tâm tới điện nguyên tử, với lời hứa đầu tư 1 tỷ euro từ ngân sách quốc gia.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con