Đề xuất tạm dừng tăng thuế với ôtô
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi lên Thủ tướng, kiến nghị một số giải pháp nhằm gỡ khó cho ngành ôtô
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi lên Thủ tướng, kiến nghị một số giải pháp nhằm gỡ khó cho ngành ôtô.
Trong đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép tạm dừng việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các loại xe ôtô. Trường hợp không thể dừng đối với tất cả các loại xe thì ít nhất cũng áp dụng đối với các loại xe tải, xe bus.
Riêng các loại xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi, Bộ Công Thương kiến nghị không áp dụng mức thuế mới đối với những xe lắp ráp bằng bộ linh kiện nhập khẩu trước ngày 1/1/2009.
Đối với lệ phí trước bạ, Bộ Công Thương cũng kiến nghị dừng áp dụng mức mới để tạo tâm lý tin tưởng, phấn khởi cho doanh nghiệp đồng thời cũng giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng thừa hiện nay. Theo Bộ Công Thương, mặc dù việc tăng lệ phí trước bạ là nhằm góp phần hạn chế ùn tắc giao thông song trên thực tế, nhu cầu mua sắm xe cá nhân đã giảm mạnh do do suy thoái kinh tế nên có thể chưa cần áp dụng ngay mức lệ phí mới.
Theo quan điểm của Bộ Công Thương, tại thời điểm lấy ý kiến doanh nghiệp về các loại thuế và phí thì kinh tế đất nước đang trong xu thế phát triển “nóng”, thêm vào đó trước tháng 9/2008 chủ trương của Chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới cũng chưa lan rộng. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm nên việc dừng áp dụng các mức thuế và phí mới là rất hợp lý.
Hiện tại do cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém nên mặc dù nhu cầu mua sắm ôtô vẫn có và tăng lên song dung lượng thị trường còn hạn chế. Thêm vào đó, những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước làm cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, “việc tăng một số loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ… từ năm 2009 sẽ gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp và nếu không được Chính phủ quan tâm xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tương lai ngành công nghiệp ôtô”, công văn này nêu rõ.
Nhằm kích thích thị trường qua đó giải quyết cuộc khủng hoảng thừa ôtô hiện nay, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp vận tải (kể cả taxi) vay vốn mua ôtô.
Đối với các nhà sản xuất ôtô, Bộ Công Thương kiến nghị việc xem xét hỗ trợ lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn hiện nay. Riêng đối với doanh nghiệp sản xuất xe tải nhỏ, nhất là xe tải tự đổ, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép dùng nguồn kinh phí kích cầu đầu tư và tiêu dùng để hỗ trợ cho cả nhà sản xuất lẫn người mua vì đây là loại xe thích hợp với nông thôn và thay thế hiệu quả cho các loại xe công nông.
Theo Bộ Công Thương, việc thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt cho ngành công nghiệp ôtô là rất cần thiết bởi đây là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Trên thế giới, hàng loạt các quốc gia cũng đã thực hiện các giải pháp mạnh nhằm giải quyết khủng hoảng cho ngành công nghiệp ôtô nước họ.
Có thể thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thị trường bị thu hẹp, sản xuất đình trệ, tồn kho lớn… Bộ Công Thương cho biết, kể từ cuối tháng 8/2008 đến nay, do chính sách thắt chặt tín dụng trong việc mua sắm phương tiện vận tải và nhất là từ quý 4/2008, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu cũng như sức mua đối với phương tiện đi lại và vận tải hàng hóa đều suy giảm.
Vì vậy, lượng bán ra của các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong 4 tháng cuối năm đã bị sụt giảm đến 50% so với bình quân của các tháng trước đó.
Trong đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép tạm dừng việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các loại xe ôtô. Trường hợp không thể dừng đối với tất cả các loại xe thì ít nhất cũng áp dụng đối với các loại xe tải, xe bus.
Riêng các loại xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi, Bộ Công Thương kiến nghị không áp dụng mức thuế mới đối với những xe lắp ráp bằng bộ linh kiện nhập khẩu trước ngày 1/1/2009.
Đối với lệ phí trước bạ, Bộ Công Thương cũng kiến nghị dừng áp dụng mức mới để tạo tâm lý tin tưởng, phấn khởi cho doanh nghiệp đồng thời cũng giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng thừa hiện nay. Theo Bộ Công Thương, mặc dù việc tăng lệ phí trước bạ là nhằm góp phần hạn chế ùn tắc giao thông song trên thực tế, nhu cầu mua sắm xe cá nhân đã giảm mạnh do do suy thoái kinh tế nên có thể chưa cần áp dụng ngay mức lệ phí mới.
Theo quan điểm của Bộ Công Thương, tại thời điểm lấy ý kiến doanh nghiệp về các loại thuế và phí thì kinh tế đất nước đang trong xu thế phát triển “nóng”, thêm vào đó trước tháng 9/2008 chủ trương của Chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới cũng chưa lan rộng. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm nên việc dừng áp dụng các mức thuế và phí mới là rất hợp lý.
Hiện tại do cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém nên mặc dù nhu cầu mua sắm ôtô vẫn có và tăng lên song dung lượng thị trường còn hạn chế. Thêm vào đó, những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước làm cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, “việc tăng một số loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ… từ năm 2009 sẽ gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp và nếu không được Chính phủ quan tâm xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tương lai ngành công nghiệp ôtô”, công văn này nêu rõ.
Nhằm kích thích thị trường qua đó giải quyết cuộc khủng hoảng thừa ôtô hiện nay, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp vận tải (kể cả taxi) vay vốn mua ôtô.
Đối với các nhà sản xuất ôtô, Bộ Công Thương kiến nghị việc xem xét hỗ trợ lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn hiện nay. Riêng đối với doanh nghiệp sản xuất xe tải nhỏ, nhất là xe tải tự đổ, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép dùng nguồn kinh phí kích cầu đầu tư và tiêu dùng để hỗ trợ cho cả nhà sản xuất lẫn người mua vì đây là loại xe thích hợp với nông thôn và thay thế hiệu quả cho các loại xe công nông.
Theo Bộ Công Thương, việc thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt cho ngành công nghiệp ôtô là rất cần thiết bởi đây là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Trên thế giới, hàng loạt các quốc gia cũng đã thực hiện các giải pháp mạnh nhằm giải quyết khủng hoảng cho ngành công nghiệp ôtô nước họ.
Có thể thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi thị trường bị thu hẹp, sản xuất đình trệ, tồn kho lớn… Bộ Công Thương cho biết, kể từ cuối tháng 8/2008 đến nay, do chính sách thắt chặt tín dụng trong việc mua sắm phương tiện vận tải và nhất là từ quý 4/2008, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu cũng như sức mua đối với phương tiện đi lại và vận tải hàng hóa đều suy giảm.
Vì vậy, lượng bán ra của các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong 4 tháng cuối năm đã bị sụt giảm đến 50% so với bình quân của các tháng trước đó.