Dịch vụ hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam
Kể từ khi phòng thử nghiệm EMC của TÜV Rheinland đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện và điện tử đã thường xuyên tiến hành thử nghiệm EMC ngay tại Việt Nam
Thị trường điện tử Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển vượt bậc, nhưng trong suốt một thời gian dài, việc đưa sản phẩm ra thị trường là một thách thức do thiếu các phòng thử nghiệm trong nước về tương thích điện từ (EMC).
Đối với những công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử tại Việt Nam, việc thiếu các phòng thử nghiệm này làm kết quả thử nghiệm phải chờ lâu vì mẫu thử phải gửi đến một trung tâm thử nghiệm bên ngoài Việt Nam.
Trong những năm gần đây, việc thiết lập các phòng thử nghiệm ở Việt Nam giúp các doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm yêu cầu tương thích điện từ (EMC) ngay trong nước.
Ngoài tiết kiệm chi phí vận chuyển mẫu, việc thử nghiệm tại Việt Nam cho phép sản phẩm của họ có thể tiếp cận vào thị trường quốc tế nhanh hơn do thời gian chờ kết quả thử nghiệm được rút ngắn.
Thêm vào đó, các công ty cũng được hưởng lợi lớn vì có cơ hội trao đổi trực tiếp với những chuyên gia trong và ngoài nước về yêu cầu của thị trường cho những sản phẩm cụ thể hoặc hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.
Các công ty đa quốc gia chọn thử nghiệm tại Việt Nam
Tập đoàn đa quốc gia Panasonic từ Nhật Bản là một trong những công ty chọn thử nghiệm tương thích điện từ (EMC) tại Việt Nam. Panasonic áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cao, đòi hỏi nhiều loại sản phẩm đa dạng được sản xuất tại Việt Nam phải kiểm tra EMC hàng năm. Những sản phẩm điện tử này khá đa dạng, từ máy quét, hệ thống điện thoại nội bộ trong doanh nghiệp (PBX) đến hệ thống liên lạc trong nhà.
"Hầu hết các sản phẩm của chúng tôi đều liên quan đến trường điện từ, vì vậy việc thử nghiệm EMC là một yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm trước và sau khi đưa ra thị trường", ông Nguyễn Thế Anh, Trưởng phòng cấp cao, Bộ phận Kỹ thuật nhà máy Panasonic System Networks Việt Nam, cho biết. "Chúng tôi phải đảm bảo các sản phẩm của mình tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định cụ thể tại quốc gia mà chúng tôi muốn hướng đến".
Ngoài ra, việc thử nghiệm các sản phẩm trực tiếp tại Việt Nam sẽ nhanh hơn. "Gửi sản phẩm về Nhật Bản mất hơn 10 ngày", ông Nguyễn Thế Anh nói. "Trong khi đó, việc thử nghiệm ngay tại Việt Nam chỉ cần vài ngày". Các sản phẩm Panasonic thử nghiệm tại Việt Nam sẽ được bán ở châu Âu, Nam Mỹ, Nhật Bản và Đông Nam Á, nơi chúng được biết đến nhờ chất lượng và độ tin cậy cao.
Trên thực tế, phần lớn sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường điện tử Việt Nam trong những năm qua là do hoạt động xuất khẩu, với mức tăng vọt từ 22,9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2012 lên hơn 71 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017. Hầu hết các nhà đầu tư chính là những tập đoàn lớn nước ngoài chuyên xuất khẩu sản phẩm điện tử trên toàn thế giới.
Fuji Xerox, công ty Nhật Bản chuyên sản xuất máy in và máy photocopy nổi tiếng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hiện đang sản xuất 7 loại máy in tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Với hơn 56 năm danh tiếng, công ty tự hào với các sản phẩm tốt và bền, trong đó khả năng tương thích điện từ đáng tin cậy đóng vai trò rất quan trọng.
Để giữ vững danh tiếng, Fuji Xerox thực hiện việc thử nghiệm định kỳ các sản phẩm của mình tại Việt Nam mỗi sáu tháng. Bà Nguyễn Thị Huệ, Trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng và an toàn sản phẩm, Phòng quản lý chất lượng của Fuji Xerox nhấn mạnh: "Việc liên tục kiểm tra nhiễu điện từ cho phép các sản phẩm của chúng tôi đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao và đạt được các mục tiêu mà tập đoàn Fuji Xerox đề ra".
Thuận lợi hơn với dịch vụ thử nghiệm chất lượng cao
Vào năm 2016, TÜV Rheinland, nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và chứng nhận hàng đầu thế giới, đã khai trương phòng thử nghiệm EMC tại tỉnh Hưng Yên, giúp việc thử nghiệm EMC ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng với chi phí hiệu quả.
Kể từ khi phòng thử nghiệm EMC của TÜV Rheinland đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện và điện tử đã thường xuyên tiến hành thử nghiệm EMC ngay tại Việt Nam. Cả hai thương hiệu Panasonic và Fuji Xerox đều tin tưởng TÜV Rheinland thử nghiệm các sản phẩm của họ.
Theo ông Nguyễn Thế Anh, TÜV Rheinland luôn là đối tác tin cậy của Panasonic là vì "hệ thống quản lý chất lượng cao, trang thiết bị hiện đại, kỹ năng đo lường và phong cách làm việc chuyên nghiệp".
Được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025, phòng thử nghiệm EMC của TÜV Rheinland tại tỉnh Hưng Yên với quy mô hơn 1000 mét vuông là phòng thử nghiệm lớn nhất và tiên tiến nhất ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Nơi đây cung cấp đầy đủ các dịch vụ dành cho thiết bị điện, bao gồm thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị điện gia dụng, thiết bị trong phòng thí nghiệm, thiết bị y tế, thiết bị cảm biến, và thiết bị vô tuyến điện có chức năng WiFi hoặc Bluetooth.
Phòng thử nghiệm được trang bị một phòng bán hấp thu 10 mét với các loại vật liệu đặc biệt trên tường để hấp thu sóng điện từ phản xạ và cách ly thiết bị cho phép đánh giá kết quả chính xác. Phòng thử nghiệm này có khả năng thử nghiệm cả phát xạ nhiễu bức xạ (qua không khí) và phát xạ nhiễu dẫn (qua dây dẫn), cũng như miễn nhiễm với nhiễu, miễn nhiễm với xung điện từ và xung điện.
Với khả năng hỗ trợ dịch vụ toàn diện và nhanh chóng cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong khu vực, phòng thử nghiệm EMC của TÜV Rheinland Việt Nam đã giúp việc kiểm tra tương thích điện từ trở nên khả thi hơn. Các doanh nghiệp sản xuất giờ đây đã có thể kiểm tra sản phẩm của mình tại một địa điểm duy nhất cho cả ba giai đoạn chính: phát triển, tạo mẫu và sản xuất.
"Trước đây, Fuji Xerox đã chọn một nhà cung cấp dịch vụ tại Hàn Quốc", bà Nguyễn Thị Huệ chia sẻ. "Tuy nhiên, kể từ khi phòng thử nghiệm EMC của TÜV Rheinland được thành lập tại Việt Nam, Fuji Xerox đã chọn nơi đây làm nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm tương thích điện từ vì chúng tôi tin vào tiêu chuẩn cao, thiết bị và dịch vụ chất lượng được cung cấp trong suốt quá trình thử nghiệm".